• Emmié by HappySkin - Thương hiệu mỹ phẩm nồng độ cao và thiết bị làm đẹp hàng đầu Việt Nam
  •  
  • HappySkin Beauty Clinic - Hệ thống spa thẩm mỹ viện làm đẹp an toàn hàng đầu Việt Nam
  •  
  • SkinStore - Hệ thống bán lẻ trực tuyến mỹ phẩm chính hãng và uy tín nhất Việt Nam
  •  
  • Ceuticoz Việt Nam - Thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Ấn Độ

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Thương hiệu

Danh mục

Sản phẩm đã xem gần đây

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Làm sao biết da tôi hợp với loại acid nào? BHA hay Glycolic, Lactic, Mandelic?

28/10/2017 9:13:04 SA

4911

Làm sao biết da tôi hợp với loại acid nào? BHA hay Glycolic, Lactic, Mandelic?

Mục lục

    Đã có những thời điểm, tôi lạc trôi giữa hàng loạt acid trong các sản phẩm dưỡng da, hoang mang cầm lên rồi lại đặt xuống không biết nên dùng BHA hay AHA hay Mandelic hay Azelaic acid? Vì thấy em nào đọc cũng hay ho, cũng tốt, rồi review mỗi người khen 1 loại…chả biết nên chọn ai bỏ ai? Kiểu tính hơi bị “tham” vừa muốn sạch sâu lỗ chân lông, vừa muốn ngừa lão hóa lại giảm mụn, mờ thâm.

    Đó là chưa kể AHA cũng có tận mấy gốc, BHA cũng đôi ba dẫn xuất, huhu. Sắp loạn não thì may quá có cô bạn cứu cánh, nó thì không phải tín đồ skincare gì đâu, chỉ mê ăn thôi; nó bảo ” Tớ chả rành mấy thành phần này nhưng nếu là tớ đứng trước 1 bàn la liệt đồ ăn ngon thì tớ sẽ chọn món dễ tiêu trước.” Vâng, chân lý là đây, ngưng “tham” dùng dồn dập, tôi xem xét kĩ lại da xem vấn đề nào cấp bách nhất, tình trạng da hiện tại “dễ tiêu” loại acid nào nhất thì dùng trước. Từ từ da khỏe hơn thì lại tính chuyện xen kẽ thêm miễn sao không khiến da bội thực ” một bữa no” xong phản ứng ngược là được.

    Sau một thời gian trải nghiệm cách cho da “ăn” chậm mà chắc này tôi đã rút ra được kha khá kinh nghiệm để chia sẻ với các bạn đang lạc trôi với 4 acid trên. Tham khảo nhé!

    Trước khi chia sẻ trải nghiệm cá nhân, tôi sẽ điểm lại những loại acid tôi từng dùng và công dụng của từng loại để bạn dễ hình dung hơn nhé.

    Nhóm AHA – Alpha Hydroxy Acid

    AHA là loại acid có nguồn gốc chiết xuất từ trái cây hoặc sữa. AHA là loại tan trong nước (water-soluble) nên không thể chui vào sâu trong lỗ chân lông mà chỉ có tác dụng trên bề mặt da. Chính vì thế AHA sẽ là lựa chọn tối ưu cho những ai chỉ có vấn đề trên bề mặt của da, bao gồm: da khô, sần sùi, da lão hoá do mặt trời và tuổi tác, da bị nám và tàn nhang.

    Nhóm AHA tôi thấy có 3 loại phổ biến được nhiều bạn dùng nhất là:

    Glycolic acid: đường mía

    Lactic acid: sữa

    Mandelic acid: hạnh nhân

    Tuy nhiên, hầu hết các loại acid này hiện nay đều được điều chế trong phòng thí nghiệm chứ không phải xuất phát từ thành phần thiên nhiên. Mặc dù vậy, tôi cho rằng điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tính an toàn của sản phẩm.

    Glycolic Acid

    Đây được xem là loại AHA phổ biến nhất, được sử dụng như thành phần loại bỏ tế bào chết, giúp làm mới bề mặt da, làm mờ đi các dấu hiệu lão hóa, đặc biệt là các tổn tương do mặt trời. Glycolic Acid là loại AHA hiệu quả nhất và được nghiên cứu nhiều nhất.

    Glycolic Acid có kích thước phân tử nhỏ hơn bất kỳ loại AHA. Nhờ vậy, glycolic acid có thể thâm nhập sâu vào da. Glycolic acid đem lại nhiều hiệu quả trên nhiều phương diện từ trẻ hóa làn da đến việc cung cấp độ ẩm cho da. Ở lớp biểu bì, glycolic acid giúp làm đứt gãy liên kết của các tế bào chết, nguyên nhân gây nên làn da sần sùi và xỉn màu. Ở lớp hạ bì, glycolic acid có thể thâm nhập sâu để hỗ trợ quá trình sản xuất collagen, giúp da săn chắc, giảm nếp nhăn (các bạn có thể xem thêm ở link). Đây là loại acid lý tưởng cho các vấn đề về lão hóa, từ việc làm giảm nếp nhăn, giảm các vết thâm sạm, giúp da mịn màng, sáng mượt.

    Glycolic Acid có thể sử dụng cho da nhạy cảm. Tuy nhiên, da có thể bị bong tróc khi sử dụng lần đầu tiên. Vì vậy, các bạn nên bắt đầu sử dụng với nồng độ thấp, khoảng 5-7%. Nếu cẩn thận hơn nữa, bạn có thể bắt đầu với những loại AHA khác được liệt kê dưới đây.

    Bạn có thể kết hợp sử dụng Glycolic Acid với các dẫn xuất của Vitamin A, tuy nhiên nên sử dụng một cách cẩn trọng bằng việc bắt đầu với các dẫn xuất có hoạt tính và hoạt tính thấp như Retinyl Pamiltate.

    Và một điều cần chú ý khi bạn sử dụng bất kỳ loại AHABHA nào đó là chống nắng kỹ càng vì các thành phần này khiến da bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng nhé.

    Lactic Acid

    Một loại AHA khác cũng tuyệt vời không kém là Lactic Acid. Đây là lựa chọn phù hợp với da nhạy cảm hơn so với Glycolic Acid. Thành phần này ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn. Nhờ vậy, ước mơ có được làn da mềm mượt và giảm nguy cơ đối mặt với các vấn đề như ửng đỏ hay kích ứng đang gần tầm tay bạn hơn bao giờ hết.

    Lactic Acid được điều chế tổng hợp được cho là ổn định hơn các acid lactic chiết xuất từ sữa và dễ kết hợp với các công thức mỹ phẩm hơn. Nồng độ Lactic Acid được sử dụng phổ biến dao động từ 5-12%. Lactic acid có thể gây ra kích ứng da nhưng có thể được loại bỏ hoặc giảm thiểu nhờ các thành phần làm dịu trong các công thức mỹ phẩm.

    Mandelic Acid

    Mandelic Acid là một loại AHA được các làn da nhạy cảm yêu thích. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai bắt đầu sử dụng các sản phẩm làm sạch tế bào chết hóa học nhờ tính chất dịu nhẹ hơn hẳn glycolic acidlactic acid. Bên cạnh đó, khác với loại AHA khác, Mandelic Acid tan trong dầu, nhờ vậy thành phần này hoạt động hiệu quả không chỉ ở bề mặt da mà còn trong lỗ chân lông dù không hiệu quả bằng BHA vì kích thước phân tử lớn. Mandelic acid hoạt động tốt nhất ở pH 2-3.5.

    Bên cạnh đó, Mandelic Acid còn có thể xem là lựa chọn dịu nhẹ, êm ái nhất với da, nhất là với những bạn da dễ kích ứng với BHA, glycolic acid.

    Trải nghiệm cá nhân: Riêng tôi, phải tự thú là một người cuồng và rất rất hợp AHA, trong đó hợp nhất là glycolic acid. Tôi đã thử qua rất nhiều hãng có glycolic, thời mới tập tành là Cosrx vì em này nhẹ nhàng nhất, kế đến là Paula Choices 8% AHA rồi Alpha Hydrox 10%, 14% rồi lại quay về dạng kem AHA 9.9% của Phy-mongshe No.9 Touch Cream. Em nào cũng yêu, mỗi bạn ở mỗi thời điểm mang lại những trải nghiệm khác nhau, nhưng đến lúc này khi da đã quá quen AHA thì tôi mê nhất là Phy-mongshe vì đủ mạnh vừa phải để tẩy da chết, làm mềm và sáng da nhưng cũng đủ ẩm, không khiến da căng kích khó chịu.

    Cũng có thể vì da tôi đã quen với liều cao như glycolic acid nên khi đổi qua Lactic hay Mandelic thì không thấy rõ hiệu ứng da thay đổi cho lắm. Nhưng vẫn phải thừa nhận một điều là Lactic và Mandelic rất dịu nhẹ, nhẹ cứ như thoa toner hay serum dưỡng ẩm chứ không có cảm giác thoa acid. Dùng liên tục hằng ngày 2 chất này thì da có mềm mịn, sáng hơn đấy nhưng hơi chậm.

    Vậy nếu da bạn thuộc loại “trâu” như tôi, đã quen với glycolic thì cứ việc dùng còn nếu bạn nhạy cảm hay mới tập hay chỉ đơn giản cần 1 loại acid làm mềm da, thanh tẩy nhẹ thì Lactic và mandelic là lựa chọn lý tưởng. Và nguyên tắc bất di bất dịch là chậm mà chắc, đi từ nồng độ thấp trước, dùng 1-2 lần 1 tuần trước đến khi da quen thì hẳn tăng.

    Nhóm BHA & LHA

    Salicylic Acid

    Mặc dù theo quan điểm của các nhà hóa học, Salicylic Acid không thực sự là một BHA. Tuy nhiên, các nhà sản xuất mỹ phẩm vẫn xem Salicylic AcidBHA, và vì Salicylic Acid là loại BHA được sử dụng phổ biến nhất nên trong thế giới mỹ phẩm, khi nhắc tới BHA người ta thường nghĩ ngay đến Salicylic Acid và ngược lại (theo FDA – US Food and Drug Administration, cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ).

    BHA có tính năng hoà tan trong dầu, do đó, khác với AHA chỉ hoạt động được ở lớp tế bào sừng bên ngoài, BHA có có thể ngấm sâu hơn vào da, từ đó, cho hiệu quả tốt hơn về mặt tẩy da chết cũng như làm sạch lỗ chân lông, trị mụn đặc biệt ở làn da dầu. Salicylic Acid thường được sử dụng trong các mỹ phẩm với nồng độ khoảng 1-2%.

    BHA nhìn chung ít gây kích ứng trên da, tuy nhiên, vẫn có những nguy cơ về kích ứng và dị ứng khi sử dụng. Đặc biệt, nếu bạn dị ứng với aspirin, nên hết sức cẩn trọng với các sản phẩm chứa salicylic acid vì chúng có nguồn gốc từ aspirin.

    LHA

    Theo một nghiên cứu năm 2007, LHA hoạt động tương tự salicylic. Đặc biệt, LHA giảm đi mật độ của vi khuẩn được tìm thấy trong lỗ chân lông. LHA là acid tan trong dầu và thâm nhập chậm vào da, giúp loại bỏ tế bào chết hiệu quả, ngay cả ở nồng độ thấp. LHA hoạt động tốt ở độ pH 5.5. Các nghiên cứu chỉ ra LHA có khả năng kháng viêm, kháng nấm và kháng mụn hiệu quả. LHA có thể kết hợp tốt với retinoidsvitamin C.

    Trải nghiệm cá nhân: BHA tôi dùng cũng nhiều hãng rồi, từ nhẹ như Cosrx rồi mạnh hơn xíu như The Ordianry rồi chốt hạ với Paula Choice’s 2% liquid. Thật ra tôi cũng có lúc tò mò dùng đến 9% nhưng chỉ thử 1 lần rồi thôi vì thấy quá mạnh với da mình, dù chỉ dùng vùng dưới quai hàm thôi đã thấy da châm chích, rát.

    Với tôi thì BHA rất hiệu quả với vùng chữ T, nhất là mũi. Từ khi dùng đều đặn 3 lần 1 tuần tôi thấy mũi sạch hẳn, sáng hơn, giảm mụn ẩn, đầu đen, bã nhờn. Còn những vùng da khác thì vốn dĩ không có vấn đề mụn ẩn nên không thấy rõ sự thay đổi. Cũng chính vì lý do này nên đến bây giờ dù da khô nhưng tôi vẫn dùng BHA cho riêng vùng chữ T, tần suất hợp nhất vẫn là 2-3 lần/1 tuần.

    Còn về LHA tôi có dùng nhưng không dùng một dòng chuyên sâu riêng như BHA, AHA mà dùng chỉ dùng serum dưỡng trắng có LHA cụ thể là Vichy Ideal White, nên khó lòng nhận xét chính xác hiệu quả thực tế. Chỉ biết, khi dùng serum dưỡng trắng có LHA thì cảm giác da sáng nhanh hơn, mềm hơn là serum không có LHA.

    Azelaic Acid

    Azelaic Acid là thành phần khá đa năng mà bạn có thể tìm được trong các sản phẩm chăm sóc da được đánh giá cao. Chiết xuất từ lúa mì, azelaic được dùng trong nhiều mục đích gồm trị mụn, làm sáng da, giúp kích thích tái tạo da. Và đặc biệt, Azelaic acid có thể tan trong dầu tương tự BHA nên thấm được vào lỗ chân lông giúp da sạch và thông thoáng hơn. Tuy nhiên, các sản phẩm chứa azelaic acid có thể gây ra một số tác dụng phụ, từ châm chích nhẹ đến dị ứng. Vì vậy, nếu bạn dễ bị dị ứng hay kích ứng, hãy cẩn thận khi sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần này.

    Về khả năng trị mụn, Azelaic Acid không thể đánh bại đối thủ đáng gờm Isotretinoin nhưng cũng mang lại hiệu quả đáng kể không chỉ cho mụn đầu trắng, mụn mủ thông thường mà cả mụn nang nhờ khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm quá trình sừng hóa.

    Trải nghiệm cá nhân: Tôi không dùng Azelaic để trị mụn nhưng lại dùng 20% Azelaic để trị thâm, đốm nâu và rất may là hợp và hiệu quả. Cụ thể cách dùng như thế nào thì tôi làm theo chia sẻ của chị Jane trong bài viết ” bí kíp trị thâm và đốm nâu tại nhà“, các bạn có thể tìm đọc lại nhé. Về hiệu quả trị mụn, thì cô bạn thân của tôi chia sẻ Azelaic là cứu tinh thay thế hoàn hảo cho BHA vì cô ấy kích ứng AHA. Sau 1 tháng dùng, da cô giảm hẳn mụn trứng cá, mụn do vi khuẩn, lỗ chân lông cũng thông thoáng hơn.

    Kết luận

    Tóm lại, bạn nên dùng gì? Khi nào và tần suất như thế nào là hoàn toàn lệ thuộc vào nhu cầu và cơ địa da. Nghe có vẻ huề vốn nhưng thực tế là thế, vì lý thuyết chỉ là 1 bước nền móng, còn trải nghiệm thực tế trên da mới là yếu tố quyết định. Thế nên đừng vội nghĩ da mình khô thì không dùng BHA hay ngược lại da dầu thì không dùng AHA hay không thể cùng dùng cả 2.

    Tôi sẽ tóm gọn lại một vài trường hợp phổ biến cho bạn tham khảo khi dùng các acid này nhé:

    • BHA: nếu da lỗ chân lông to, nhiều bã nhờn và mụn ẩn đặc biệt là mũi. Nên bắt đầu với 1% rồi tăng từ từ.
    • AHA: da sạm, xỉn màu, sần sùi, lão hóa sớm, hay da không hợp BHA. Trong nhóm này nếu nhạy cảm hãy bắt đầu với Lactic hoặc Mandelic hoặc glycolic nồng độ thấp (tầm 2-5%).
    • Azelaic: da dị ứng BHA, AHA hoặc dùng mà không thấy hiệu quả nhưng vẫn muốn làm sạch, trị mụn và thâm.
    • Nếu may mắn hợp hết các chất này, vừa muốn lỗ chân lông thông thoáng vừa muốn ngừa lão hóa, làm mềm và sáng da thì có thể kết hợp xen kẽ trong tuần 2 ngày AHA, 2 ngày BHA. Tôi không khuyên bạn dùng liên tục cả tuần nhé vì có thể quá tải với da.

    Lưu ý chung khi dùng:

    • Test trước khi dùng, nên thoa vùng da dưới quai hàm hoặc vùng nhỏ sát tai từ 3-4 ngày để xem có bị kích/dị ứng không.
    • Dùng lượng vừa đủ
    • Thứ tự dùng dựa trên nguyên tắc độ pH. pH thấp dùng trước. Thông thường AHA/BHA dùng ngay sau bước rửa mặt.
    • Tần suất phù hợp, không tham lam dùng cả tuần liên tục.
    • Nên đợi 20-30 phút để sản phẩm phát huy hiệu quả
    • Dưỡng ẩm đủ.
    • Luôn chống nắng.
    • Kiên trì và luôn quan sát kĩ lưỡng phản ứng của da. Đừng nóng vội trị mụn hay thâm mà thoa cùng lúc nhiều chất hay nồng độ quá mức chịu đựng của da. Nên nhớ chu kỳ tái tạo của da là 28 -30 ngày chứ không phải 1-2 ngày nên bạn không thể thấy da đẹp lên sau 1 đêm đâu.

    Đánh giá bài viết

    Đánh giá trung bình

    0/5

    (0 nhận xét)

    5 sao
    0
    4 sao
    0
    3 sao
    0
    2 sao
    0
    1 sao
    0

    Vui lòng Đăng nhập hoặc đăng ký để gửi nhận xét về sản phẩm. Cũng xin lưu ý rằng việc gửi đánh giá chỉ được kích hoạt đối với người dùng đã mua sản phẩm này.

    Bình luận

    Please login or register to submit your questions.

    Sản phẩm liên quan

    0

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng