• Emmié by HappySkin - Thương hiệu mỹ phẩm nồng độ cao và thiết bị làm đẹp hàng đầu Việt Nam
  •  
  • HappySkin Beauty Clinic - Hệ thống spa thẩm mỹ viện làm đẹp an toàn hàng đầu Việt Nam
  •  
  • SkinStore - Hệ thống bán lẻ trực tuyến mỹ phẩm chính hãng và uy tín nhất Việt Nam
  •  
  • Ceuticoz Việt Nam - Thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Ấn Độ

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

"Nhập ngay mã NMT15 để được giảm thêm 10% tối đa 15k cho ĐH trên 300k"

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Thương hiệu

Danh mục

Sản phẩm đã xem gần đây

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Tuyệt đối tránh Baking Soda cho các công thức DIY cho da mặt

16/04/2016 2:02:16 SA

851

Tuyệt đối tránh Baking Soda cho các công thức DIY cho da mặt

Mục lục

    Trào lưu các công thức DIY chưa bao giờ lỗi mốt. Còn gì tuyệt vời hơn khi những sản phẩm có sẵn trong căn bếp lại có thể giúp làn da của bạn trở nên rạng rỡ hơn. Tuy nhiên, có không ít những thành phần gây tranh cãi trong các DIY, đặc biệt là baking soda – một nguyên liệu ngày càng trở nên phổ biến với những tín đồ làm đẹp Việt Nam. Liệu có nên sử dụng baking soda để làm đẹp hay không? Vốn có một làn da nhạy cảm và một lá gan thỏ đế, mình đã nghiên cứu thử xem có nên mạo hiểm với các công thức DIY có baking soda hay không.

    Tuyệt đối tránh Baking Soda cho các công thức DIY cho da mặt

    Baking soda là gì?

    Baking soda là tên gọi hay dùng trong ngành thực phẩm của hợp chất sodium bicarbonate (tiếng Việt gọi là natri bicacbonat, natri hidrocacbonat), có thành phần hóa học là NaHCO3. Baking soda, trong tiếng Việt được biết đến nhiều hơn với tên “thuốc muối”, “muối nở”, bột nở, bột nổi, thuốc sủi.

    Natri Hidrocacbonat, tức baking soda, là một chất rắn màu trắng có dạng tinh thể và trông giống như bột, hơi mặn và có tính kiềm tương tự như loại soda dùng trong tẩy rửa.

    Khi gặp nhiệt độ nóng hay tác dụng với chất có tính acid, baking soda sẽ giải phóng ra khí CO2 (carbon dioxide/khí cacbonic).

    Những ứng dụng phổ biến của baking soda

    Trong thực phẩm, baking soda thường được dùng để tạo xốp cho nhiều loại bánh như cookies, muffin, biscuits, quẩy…, thêm vào sốt cà chua hay nước chanh để làm giảm nồng độ acid, hoặc cho vào nước ngâm đậu hay lúc nấu sẽ làm giảm thời gian chế biến, đậu mềm ngon và hạn chế tình trạng bị đầy hơi khi ăn các loại hạt đậu, đỗ. Baking soda cũng rất hiệu quả khi được dùng để chế biến các món thịt hầm hay gân, cơ bắp động vật tương tự như nấu đậu, có được điều đó là do khí cacbonic khi được giải phóng đã ngấm vào và làm mềm các loại thực phẩm.

    Baking soda thường được dùng để tạo xốp cho nhiều loại bánh

    Trong y tế, baking soda còn được dùng trung hòa acid chữa đau dạ dày; dùng làm nước súc miệng hay sử dụng trực tiếp chà lên răng để loại bỏ mảng bám và làm trắng…

    Trong gia dụng, soda còn được dùng lau chùi dụng cụ nhà bếp, tẩy rửa các khu vực cần vệ sinh nhờ tính năng mài mòn, tác dụng với một số chất (đóng cặn), rắc vào các khu vực xung quanh nhà để chống một số loại côn trùng.

    Trong làm đẹp, baking soda được sử dụng trên da mặt với mục đích chủ yếu tẩy da chết, trị mụn đầu đen, thậm chí gần đây, một vlogger trên Youtube channel có tên Darsh’s Bites đã chia sẻ công thức loại bỏ bọng mắt và quầng thâm với baking soda.

    Độ pH cao khủng khiếp của baking soda

    Khi trộn với nước, dung dịch chứa baking soda có độ pH khá cao. Thí nghiệm của Sonya Kanelstrand sẽ phần nào giúp bạn hình dung được tính kiềm “dữ dội” của baking soda. Trong thí nghiệm của mình, Sonya pha 1 thìa canh ~ 14g baking soda với 1 cốc ~ 236ml nước và đo được độ pH của dung dịch này là 9,5 (có tính kiềm mạnh). Sau đó, cô giữ nguyên lượng baking soda và lần lượt nâng lượng nước lên gấp 2, gấp 5 lần, kết quả pH đo được vẫn giữ nguyên là 9,5. Khi lượng nước được nâng lên gấp 10 và 20 lần, độ pH mới giảm chút ít nhưng vẫn ở mức kiềm mạnh 9,0. Cho đến khi pha 5ml của dung dịch cuối cùng (bao gồm 14g baking soda với 20 cốc ~ 4,7 lít nước) với 1 cốc ~ 236ml nước, độ pH mới giảm xuống 7,0.

    Dung dịch chứa baking soda có độ pH khá cao

    Tác động của baking soda đến da

    Thang pH dao động từ 0-14, trong đó 7 là trung tính, bất kỳ dung dịch nào trên 7 là kiềm và bất kỳ dung dịch nào dưới 7 là axit. Độ pH của các sản phẩm bạn sử dụng trên da ảnh hưởng quan trọng đến việc duy trì một làn da khỏe mạnh. Độ pH của da rơi vào khoảng 4.5-6.5 tùy thuộc vào một số yếu tố như hệ vi sinh vật tự nhiên cũng như các tuyến của da.

    Tính axit của da được gọi là màng axit bảo vệ da. Khi bạn bôi lên da một thứ gì đó có tính kiềm, giống như baking soda, nó có thể ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da bằng cách phá hoại lớp màng axit bảo vệ da (và những yếu tố tự nhiên của da như hệ vi sinh vật, các tuyến bài tiết…). Và sự hủy hoại này có tính tích lũy, bạn càng sử dụng baking soda, những hư hại như kích ứng, khô, đỏ, châm chích trên da sẽ càng xuất hiện nhiều hơn.

    Bên cạnh đó, khi lớp hàng rào bảo vệ da bị phá hủy, các vi khuẩn có hại có thể xâm nhập vào da gây ra các hiện tượng mụn, viêm đau đớn và khó chữa.

    Hãy tưởng tượng xem, những loại sữa rửa mặt có độ pH 9 cũng đã khiến chúng ta ngần ngại khi sử dụng, vậy tại sao chúng ta lại đắp trực tiếp thứ thành phần có độ kiềm siêu cao lên da của chúng ta khoảng 15-20′ mỗi lần sử dụng?

    May mắn là ngoài các công thức DIY, theo thông tin bác sĩ Shah chia sẻ trên Teen Vogue, những sản phẩm làm đẹp có chứa thành phần sodium bicarbonate được bán trên các quầy mỹ phẩm vẫn khá an toàn khi sử dụng vì nồng độ nguyên liệu sử dụng rất ít. Hầu hết việc sử dụng sodium bicarbonate là nhằm giúp cân bằng độ pH của các sản phẩm có chứa AHA, BHA.

    Làm sao để giảm thiểu tác hại của baking soda?

    Khi lớp hàng rào bảo vệ da bị hư hại, bạn nên tích cực sử dụng các chất đồng nhất tế bào (skin-identical ingredients) và các chất sửa chữa da (skin-repairing ingredients), điển hình là các axit béo thiết yếu, ceramide, hyaluronic acid, hay glycerin. Tránh các sản phẩm có chất tạo mùi, cồn và các chất gây kích ứng da. Đồng thời, chú ý thường xuyên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.

    Trường hợp da bị viêm nhiễm nặng, hãy gặp bác sĩ da liễu để có biện pháp điều trị thích hợp.

    Đánh giá bài viết

    Đánh giá trung bình

    0/5

    (0 nhận xét)

    5 sao
    0
    4 sao
    0
    3 sao
    0
    2 sao
    0
    1 sao
    0

    Vui lòng Đăng nhập hoặc đăng ký để gửi nhận xét về sản phẩm. Cũng xin lưu ý rằng việc gửi đánh giá chỉ được kích hoạt đối với người dùng đã mua sản phẩm này.

    Bình luận

    Please login or register to submit your questions.

    Sản phẩm liên quan

    0

    "Nhập ngay mã NMT15 để được giảm thêm 10% tối đa 15k cho ĐH trên 300k"

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng