• Emmié by HappySkin - Thương hiệu mỹ phẩm nồng độ cao và thiết bị làm đẹp hàng đầu Việt Nam
  •  
  • HappySkin Beauty Clinic - Hệ thống spa thẩm mỹ viện làm đẹp an toàn hàng đầu Việt Nam
  •  
  • SkinStore - Hệ thống bán lẻ trực tuyến mỹ phẩm chính hãng và uy tín nhất Việt Nam
  •  
  • Ceuticoz Việt Nam - Thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Ấn Độ

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Thương hiệu

Danh mục

Sản phẩm đã xem gần đây

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Sự khác biệt giữa sản phẩm Natural, Organic, Cruelty Free và Vegan

09/09/2015 3:04:38 CH

681

Sự khác biệt giữa sản phẩm Natural, Organic, Cruelty Free và Vegan

Mục lục

    Đã qua rồi những ngày lựa chọn sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên đồng nghĩa là phải hy sinh sự hiệu quả của sản phẩm. Giờ đây, các sản phẩm từ thực vật khiến mọi người khao khát chúng và chúng thậm chí còn hiệu quả hơn cả những sản phẩm còn lại trên thị trường, nhờ vào thành phần siêu thực phẩm đã làm nên điều kỳ diệu cho làn da của chúng ta, cũng như giảm bớt các thành phần hóa chất làm khô và mài mòn da. Điển hình như các sản phẩm thân thiện với thiên nhiên như Sunday Riley, May Lindstrom, và Ilia không phải bỗng dưng mà có người tin dùng đâu, các các nàng ạ.

    Nhưng sự thật là hiện nay trào lưu sử dụng các sản phẩm thân thiện với thiên nhiên đã trở nên nóng hơn bao giờ hết, điều quan trọng là phải cảnh giác với những sản phẩm trông có vẻ như rất tốt cho thiên nhiên nhưng sự thực không phải là vậy. Ví dụ nhé, bạn có biết rằng thuật ngữ “natural” (tự nhiên) hoàn toàn không được kiểm soát bởi FDA? Bất kỳ công ty nào cũng có thể dán cụm từ ấy lên nhãn, ngay cả khi phần giới thiệu sản phẩm đã đầy ắp thành phần hóa chất tổng hợp. Không có gì phải lo lắng cả! Với một chút bí quyết, bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn để phân biệt sự khác biệt giữa một sản phẩm thật sự tự nhiên với một sản phẩm mà chỉ được nói là nó tự nhiên.

    Natural – Tự nhiên

    Dù thuật ngữ này không được quy định rõ ràng, nhưng không phải tất cả các sản phẩm với từ “tự nhiên” trên nhãn đều là giả dối. Tốt nhất là bạn nên nghiên cứu rõ các thành phần. Hãy nhớ rằng chúng được liệt kê từ tỷ lệ cao nhất đến thấp nhất, do đó, hãy chọn sản phẩm mà thành phần hóa chất tổng hợp nằm dưới cùng danh sách, nếu tính tất cả.

    Có lẽ điều này sẽ làm bạn bối rối một chút: Tên khoa học của một số thành phần tự nhiên nghe có vẻ giống như hóa chất tổng hợp. Ví dụ như natri clorua chỉ là muối biển, và axit citric là hợp chất tìm thấy trong chanh và trái cây họ cam quýt khác. Đừng sợ – bạn sẽ nhận ra chúng khi bạn đã quen dần. Thêm vào đó, bạn sẽ tìm ra rằng có nhiều cách khác để nhận biết sản phẩm của bạn thân thiện với thiên nhiên.

    Organic – Hữu cơ

    Thuật ngữ này – có nghĩa rằng các nguyên liệu được trồng hữu cơ – được quy định bởi FDA, nhưng vấn đề là: Một sản phẩm chỉ cần chứa một tỷ lệ phần trăm hữu cơ nhất định sẽ được dán nhãn là sản phẩm “hữu cơ”. (Tỷ lệ này thay đổi từ vùng này sang vùng khác – ví dụ 70% ở California). Hãy tìm sản phẩm có dán nhãn USDA Organic, vì điều đó có nghĩa là sản phẩm ấy có chứa ít nhất 95% thành phần hữu cơ.

    Synthetic-Free hoặc Chemical Free – Không có chất tổng hợp hay không có hóa chất

    Đó là một sản phẩm không chứa thành phần nhân tạo, 100% thành phần được tạo ra từ các nguyên tố hoặc các hợp chất làm từ tự nhiên. Tuy nhiên, bạn phải biết rằng một sản phẩm có thể vừa không có chất tổng hợp đồng thời cũng không phải là sản phẩm hữu cơ, và ngược lại.

    Cruelty Free – Nhân đạo

    Đã bao giờ bạn thấy một biểu tượng nhỏ hình con thỏ trên nhãn mỹ phẩm chưa? Đó là chứng nhận Leaping Bunny, có nghĩa là không một trong số các thành phần của sản phẩm được thử nghiệm trên động vật. Trang web Leaping Bunny cũng là nguồn thông tin lớn cho những tín đồ sử dụng sản phẩm nhân đạo, vì nó cung cấp danh sách được cập nhật thường xuyên các nhãn hiệu làm đẹp lớn không thử nghiệm trên động vật. Điều đó cần phải nói là, rất nhiều thương hiệu nhỏ hơn hoặc độc lập có thể không được Leaping Bunny chứng nhận, nhưng không có nghĩa là họ vô nhân đạo – chỉ cần đảm bảo điều đó được đề cập trên bao bì, hoặc làm một tìm kiếm nhanh trên Google để xác nhận.

    Một điều cần lưu ý là trong năm 2013, châu Âu đã cấm thử nghiệm trên động vật với tất cả các mỹ phẩm sản xuất và bán trong khu vực. Một số tiểu bang ở Mỹ đã bắt đầu thực hiện các sáng kiến tương tự, nhưng tất cả các công ty mỹ phẩm bán ở Trung Quốc được yêu cầu phải thử nghiệm trên động vật, theo pháp luật của đất nước này, nghĩa là rất nhiều thương hiệu lớn vẫn tiếp tục thử nghiệm trên động vật. Một lần nữa, hãy sử dụng Google.

    Vegan – Đồ chay

    Một sản phẩm có dán nhãn “chay” tức là sản phẩm đó không có chứa thành phần động vật hoặc thành phần động vật phụ nào. Nhưng cũng giống như ai đó ăn chay cũng có thể ăn Doritos (vì đó không phải phô mai thật), một sản phẩm làm đẹp thuần chay cũng rất có thể chứa đầy hóa chất tổng hợp, miễn là không có động vật nào đã bị giết hại trong quá trình này. Dù không muốn nhưng chúng tôi vẫn sẽ nhấn mạnh với bạn lần cuối: Hãy đọc kĩ danh sách thành phần!

    Đánh giá bài viết

    Đánh giá trung bình

    0/5

    (0 nhận xét)

    5 sao
    0
    4 sao
    0
    3 sao
    0
    2 sao
    0
    1 sao
    0

    Vui lòng Đăng nhập hoặc đăng ký để gửi nhận xét về sản phẩm. Cũng xin lưu ý rằng việc gửi đánh giá chỉ được kích hoạt đối với người dùng đã mua sản phẩm này.

    Bình luận

    Please login or register to submit your questions.

    Sản phẩm liên quan

    0

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng