• Emmié by HappySkin - Thương hiệu mỹ phẩm nồng độ cao và thiết bị làm đẹp hàng đầu Việt Nam
  •  
  • HappySkin Beauty Clinic - Hệ thống spa thẩm mỹ viện làm đẹp an toàn hàng đầu Việt Nam
  •  
  • SkinStore - Hệ thống bán lẻ trực tuyến mỹ phẩm chính hãng và uy tín nhất Việt Nam
  •  
  • Ceuticoz Việt Nam - Thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Ấn Độ

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

"Nhập ngay mã NMT15 để được giảm thêm 10% tối đa 15k cho ĐH trên 300k"

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Thương hiệu

Danh mục

Sản phẩm đã xem gần đây

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Tinh Dầu Từ A Đến Z

08/07/2015 4:30:36 SA

531

Tinh Dầu Từ A Đến Z

Mục lục

    Tinh dầu

    Tinh dầu từ trước đến nay luôn mang lại cảm giác tươi mát và thoải mái cho người sử dụng cả về mặt thể chất lấn tinh thần. Giọt tinh dầu là một loại chất lỏng cô đặc lại và có hình dạng giống như những phân tử dầu nhỏ. Đặc biệt hơn là nó có mùi thơm và rất dễ bay hơi. Một hạt tinh dầu nhỏ bé nhưng lại là sự hòa trộn đặc biệt tinh tế của những chất chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên. Gọi là “dầu” nhưng trong thực tế chúng không hề chứa chất béo nào cả và cũng dễ phai nhanh vì khả năng bay hơi rất nhanh. Tinh dầu được chiết xuất từ những phần rất nhỏ của các loài thực vật, thậm chí từ rễ, cánh hoa, hạt hay vỏ. Người ta sẽ chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hoặc làm lạnh. Mỗi loại thực vật khác nhau sẽ cho ra tinh dầu với số lượng khác nhau ở nhiều mức nhiệt độ. Chẳng hạn, 100kg cánh hoa có thể sản xuất ra 20ml tinh dầu hoa hồng, trong khi đó 100kg lá có thể sản xuất ra nhiều hơn ở mức 1-1,5 lít tinh dầu bạc hà. Điều này sẽ chỉ quyết định đến giá thành của từng loại tinh dầu mà không hề ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của mỗi loại. Nhiều ng` hay nhầm tinh dầu nguyên chất với dầu nền…, dẫn đến nhiều khi cách sử dụng hoàn toàn sai, nên mình phân biệt lun nhé, theo những j mà mình tìm hiểu và biết dc:

    – Tinh dầu nguyên chất – Essential oil: là những chiết xuất thu được từ thực vật ( hoa, lá, thân, rễ…). Thành phần hóa học và mùi thơm của tinh dầu có thể giúp trị liệu về tâm lý và thể chất con người. Nó được gọi là nguyên chất bởi vì nó được chưng cất qua giai đoạn sản xuất, do đó không có 1 chút hóa chất nào trong tinh dầu. + Tinh dầu khác với nước hoa và hương thơm vốn là mùi hương hóa học tổng hợp. các loại hương thơm tổng hợp thì không có tác dụng trị liệu và đôi khi có thể tạo ra các ức chế thần kinh gây đau đầu. + Tinh dầu nguyên chất không nên bôi trực tiếp trên da. + Để có thể bôi tinh dầu trên da thì cần mix chúng với dầu dẫn ( base oil, carries oi)

    – Dầu nền, dầu dẫn – Base oil, Carrier oil : cũng là sản phẩm nguyên chất được chiết ra từ các loại cây , trái thiên nhiên nhiều dầu, chứa chất béo và các vitamin tự nhiên như: dầu hướng dương, dầu hạt nho, dầu bơ, dầu dừa, dầu oliu.…

    + Công dụng chính là để dưỡng da và pha loãng các loại tinh dầu nguyên chất

    + Ngoài việc dùng pha loãng các loại tinh dầu nguyên chất còn được cho vào các loại kem, lotion, mặt nạ… để dưỡng da.

    + Phổ biến nhất là các loại dầu sau:

    • Jojoba oil (dầu jojoba): thường dùng dưỡng da mặt

    • Sweet almond oil (dầu hạnh nhân) : dưỡng cơ thể và da mặt • Grape seed oil (dầu hạt nho): dưỡng cơ thể và da mặt

    • Coconut oil (dầu dừa): rất tốt để dưỡng da và tóc.

    • Olive oil (dầu olive): thường dùng dưỡng da cơ thể và tóc + Một số loại dầu đặc biệt có tính năng chữa bệnh như:

    • Rosehip oil (dầu tầm xuân): mờ vết thâm ( có thể xem review chi tiết tại đây )

    • Evening primrose oil (dầu hoa anh thảo) : Lành sẹo da mặt

    • Tamanu oil (dầu mù u): liền sẹo, giảm sưng (mụn) đặt biệt khi da bị phải bỏng, bị mụn, tràm, ezcima…

    • Castor oil (dầu thầu dầu/hải ly) : có tác dụng mọc dài mi, râu, tóc nên thường được cho vào các loại thuốc giúp mọc lông, tóc, mi… Ngòai ra trong sản xuất mỹ phẩm, xà bông handmade người ta rất hay cho loại dầu này vào…

    – Dầu massage – Blended massage oil: là hỗn hợp dầu nền và tinh dầu trộn lẫn theo tỉ lệ nhất định, sử dụng luôn mà ko cần pha chế j tùy theo nhu cầu sử dụng.

    Những lợi ích tuyệt vời của tinh dầu

    Không có gì là ngạc nhiên khi giá thành của mỗi loại tinh dầu rất cao. Bên cạnh quy trình chiết xuất phức tạp thì những lợi ích mà tinh dầu mang lại cũng góp phần làm cho giá thành các loại sản phẩm này cao: Tinh dầu có thể giúp khử trùng, giảm sưng tấy, tăng tuần hoàn máu, giúp làm lành các vết thương hay bỏng một cách nhanh chóng, …

    Ngoài ra, về mặt tinh thần, tinh dầu giúp đầu óc minh mẫn, thoải mái, tăng cường khả năng tập trung và lấy lại nguồn cảm hứng. Một số bài nghiên cứu gần đây đã có nhiều phát hiện thú vị về ảnh hưởng của tinh dầu đối với tinh thần cảm xúc của con người: nó làm tăng sự hứng thú, dễ thông cảm, khiến con người trở nên ôn hòa hơn. Tuy nhiên, tăng cường khả năng hấp thụ khí oxy của tế bào là một trong những lợi ích quan trọng của tinh dầu. Những hạt tinh dầu khiết sẽ sản sinh ra các chất kháng thể và giải phóng các hoocmôn giảm đau cũng như các chất dẫn truyền dây thần kinh. Mỗi hạt tinh dầu sẽ có tần số giải phóng cao hơn nhiều so với tần số nếu cơ thể tự sản sinh ra. Vì vậy tinh dầu còn có khả năng chữa một số bệnh.

    Chất lượng của tinh dầu/dầu

    Không phải loại dầu nào cũng dc đảm bảo là có chất lượng tốt, bởi chúng có thể đã được xử lý bằng các phương pháp khác nhau như:

    • Cold Pressed (làm lạnh): Một phương pháp giúp dầu duy trì trạng thái ban đầu, bảo toàn các thành phần của dầu. Nhiệt độ được kiểm soát một cách chặt chẽ để đảm bảo rằng nó không vượt quá 80-90 độ F. Mặc dù không phải là một phương pháp thực tế khai thác cho tất cả các loại dầu thực vật trên thị trường, nhưng nó được đánh giá cao trong việc tạo ra loại dầu tốt.
    • Expeller (ép)
    • Refined (đã tinh chế): dầu đã được khử mùi, loại bỏ mùi nặng, đất sét tự nhiên và các phương tiện khác được sử dụng để thay đổi hoặc loại bỏ bớt màu tự nhiên và mùi hương của dầu.
    • Partially Refined (đã tinh chế một phần)
    • Unrefined (chưa tinh chế): do chưa qua quá trình tinh chế nên dầu giữ lại một hương vị mạnh mẽ và màu sắc đó là đúng với trạng thái tự nhiên của nó. Các loại dầu chưa tinh chế thường có màu tối.

    1 số lưu ý khi sử dụng tinh dầu

    – Tinh dầu không gây nhờn mà dễ dàng thẩm thấu qua da, có thể hoà lẫn trong cồn hoặc trong dầu thực vật.

    – Nên kết hợp tinh dầu với một loại sản phẩm khác không màu, không mùi hoặc thông thường nhất là pha với nước hoặc dầu nền.

    – Tránh pha quá loãng và không sử dụng nước lạnh vì sẽ làm mất hoàn toàn tác dụng của tinh dầu. Nên dùng nước ấm hoặc nước nóng.

    – Tránh thoa tinh dầu nguyên chất trực tiếp lên da, nhất là da mặt vì chúng có độ đậm đặc cao trừ một số tinh dầu có tinh chất dưỡng da.

    – Một số loại dầu có tính cảm quang (nhạy cảm với ánh sáng): đó là các loại tinh dầu họ cam quýt (chanh, bưởi, quýt). Do đó, bạn không nên đi ra ngoài nắng trong khoảng 12 giờ sau khi thoa tinh dầu massage loại này.

    – Tuyệt đối không để tinh dầu rơi vào các mắt, và những vùng gần mắt.

    – Phụ nữ mang thai và trẻ em cần cân nhắc khi sử dụng tinh dầu.

    – Tránh uống các loại tinh dầu kể cả tinh dầu bạc hà.

    – Không nên dùng quá liều lượng chỉ định khi pha trộn vì rất dễ gây kích ứng da

    – Các loại dầu đã pha chế nên đựng trong các lọ khác nhau, tốt nhất là mua lọ nhỏ khoảng 10-20 ml hoặc 100ml cho dầu massage, có nắp kín. Chọn chai màu tối để bảo quản dầu được lâu. Tránh để nơi nhiều ánh sáng và gió (tốt nhất là trong ngăn tủ), mỗi khi lấy dầu ra xong phải đậy kín ngay. Không nên dùng lọ dầu này để chứa dầu khác mà không rửa sạch.

    – Bản thân tinh dầu chứa rất nhiều các chất gây dị ứng nên cần kiểm tra khả năng dị ứng trước khi dùng. Tinh dầu cũng có khả năng nhiễm tạp như các thuốc trừ sâu từ cây cỏ, các chất độc hại như phthalate, biphenyl từ thùng, can chứa,… do đó cần được kiểm định chất lượng rất gắt gao. Do đó nên dùng các sản phẩm đã được kiểm định, có thành phần rõ ràng.

    Cách sử dụng tinh dầu

    – Pha chế thành nước hoa

    – Đốt cho thơm phòng: có thể sử dụng một loại tinh dầu để đốt hoặc pha trộn nhiều loại tinh dầu khác nhau để đốt cho thơm phòng (như quế + cỏ gừng, oải hương + ylang ylang…). Có tác dụng giảm stress, giúp ngủ ngon…

    – Xông hơi: Nhỏ 3-4 giọt tinh dầu vào khoảng 1/4 lít nước nóng, dùng hơi nóng để xông mặt và hít thở đều 10-15 phút. Tác dụng se lỗ chân lông (lý thuyết mà thế ^^ ), giảm độ nhờn và kích thích tuần hoàn máu.

    – Xông phòng : nhỏ 1 giọt tinh dầu vào góc phòng hoặc vào bát nước nóng rồi để trong phòng để có một không gian thư thái, giảm căng thẳng mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả…

    – Massage: pha tinh dầu với dầu nền rồi massage, sẽ giúp giảm hết mệt mỏi, thư giãn hoàn toàn cơ thể cũng như tinh thần…

    Tỉ lệ pha tinh dầu nguyên chất

    Một trong những điều rất quan trọng cần lưu ý khi sử dụng các loại tinh dầu là liều lượng của chúng đấy nhá, chứ ko phải là dùng bao nhiêu cũng dc đâu =,=

    – Tỉ lệ quy đổi như sau : 30 ml = 1 oz = 600 giọt = 2 muỗng café đầy 15 ml = 1/2 oz = 300 giọt = 1 muỗng café đầy 5 ml = 1/6 oz = 100 giọt 1 ml = 1/30 oz = 20 giọt

    – Pha chế tinh dầu nguyên chất: Theo như tài liệu mình đọc được thì có thể pha theo tỷ lệ từ 1 – 3% tùy nhu cầu và mục đích sử dụng. Nhưng thông thường thì mọi ng` hay pha ở mức là 2.5% ( khoảng 15 giọt tinh dầu cho 1oz ( 30ml ) dầu nền

    61_cach_cham_soc_da_06

    ★ Một số đối tượng đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng tinh dầu ★

    – Với da nhạy cảm, da bị viêm, da thường bị dị ứng và có độ nhạy cảm với mỹ phẩm nói chung nên tránh dùng: đinh hương, gừng, khuynh diệp, cam, hạt tiêu đen, bạc hà, cây xô thơm (cây bạc hà lục, cỏ xạ hương)

    – Với người huyết áp cao tránh dùng: khuynh diệp, hương thảo, cỏ xạ hương, cây bài hương.

    – Với người huyết áp thấp tránh dùng: oải hương, kinh giới ô, ylang – ylang

    – Với người đã từng và đang bị động kinh tránh dùng: khuynh diệp, tiểu hồi, hương thảo, cây xô thơm (cây bạc hà lục, cỏ xạ hương)

    – Những người có vấn đề về tính khí nên tránh dùng: hạt tiêu đen, cam ngọt các loại tinh dầu giống cam quýt

    – Những người có vấn đề với tuyến tiền liệt nên tránh dùng: melissa, thông

    – Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nên tránh dùng: Melissa

    – Với phụ nữ đang mang bầu: Trong quá trình mang thai, người mẹ thường có cảm giác đau nhức do dây chằng của các khớp bị giãn. Một số loại tinh dầu với tác dụng giảm đau có thể giúp điều trị những triệu chứng đau nhức các khớp. Ngoài ra, sự căng thẳng và mệt mỏi cũng thường xuyên xuất hiện ở những bà mẹ. Liệu pháp tinh dầu được áp dụng thông qua xoa bóp hoặc tạo một môi trường thư giãn nhẹ nhàng cũng có thể giúp cho bà mẹ cảm thấy được thoải mái trong giai đoạn này. Một số loại tinh dầu còn có khả năng chống nhiễm trùng Với giai đoạn đầu của phụ nữ mang thai, đặc biết không được dùng bất cứ một loại tinh dầu nguyên chất nào bởi trong giai đoạn này, bào thai đang dần được hình thành nên tránh áp dụng liệu pháp tinh dầu vì có thể dẫn đến những trường hợp đáng tiếc. Ở giai đoạn sau, có thể sử dụng tinh dầu nguyên chất nhưng tránh dùng các lọai như: húng quế, đinh hương, cây bách, khuynh diệp, tiểu hồi, cam ngọt, cỏ chanh, nhài, hoa cam, melissa, hương thảo, myrrth, kinh giới ô, cây bài hương, hoàng đàn, cây xô thơm (cây bạc hà lục, cỏ xạ hương)

    + Một số loại tinh dầu có thể sử dụng trong thời kỳ mang thai như:

    • Bergamot (Tinh dầu cam): có tác dụng giảm đau, sát trùng, chống trầm cảm, tạo cảm giác tươi mát, chống viêm bàng quang trong khi mang thai.

    • Chamomile (Tinh dầu hoa cúc): có tác dụng sát trùng, giảm đau, kháng viêm và chống co thắt, giúp làm dịu đau nhức cơ bắp, nhức đầu, đau răng và chứng khó tiêu.

    • Cypress (Tinh dầu trắc bá): có thể sử dụng từ tháng thứ 5 của thai kỳ. Nó có tác dụng khử trùng, chống co thắt, làm săn chắc và lợi tiểu. Nó còn có tác dụng trong bệnh giãn tĩnh mạch, bệnh trĩ và phù mắt cá chân.

    • Eucalyptus (Tinh dầu bạch đàn): có tác dụng khử trùng, kháng sinh, giảm đau, chống viêm, kháng vi-rút. Nó có tác dụng trong các bệnh tắc nghẽn đường hô hấp.

    • Frankincense (Tinh dầu trầm hương): có tác dụng khử trùng, làm săn chắc, an thần, làm ấm.

    • Geranium (Tinh dầu phong lữ): có thể sử dụng sau tháng thứ 3 của thai kỳ. Nó có tác dụng khử trùng, chống trầm cảm, làm săn chắc, tạo cảm giác tươi mát, giảm đau chân và rất tốt trong các trường hợp tuần hoàn kém.

    • Grapefruit (Tinh dầu hoa bưởi): có tác dụng làm săn chắc, hỗ trợ tiêu hóa, kích thích mạch bạch huyết, giúp giữ nước.

    • Lavender (Tinh dầu hoa oải hương): có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, giảm đau, chống trầm cảm, giúp thư giãn, làm dịu đau nhức của thai kỳ, kích thích sản sinh tế bào mới và giúp giữ nước.

    • Lemon (Tinh dầu chanh): có tác dụng khử trùng, kháng khuẩn, kháng nấm, làm săn chắc. Nó có lợi trong việc xoa bóp làm thư giãn tĩnh mạch.

    • Tinh dầu quýt (Mandarin): có tác dụng khử trùng, làm tươi mát, thư giãn nhẹ.

    • Neroli (Tinh dầu hoa cam): có tác dụng khử trùng, chống trầm cảm, chống co thắt, chống viêm, giúp thư giãn.

    • Patchouli (Tinh dầu hoắc hương): có tác dụng khử trùng, chống trầm cảm, kháng viêm, giảm đau dây thần kinh. Giúp giảm bớt sự nhầm lẫn, do dự và thờ ơ.

    • Petitgrain (Tinh dầu lá chanh): có tác dụng khử trùng, chống trầm cảm, an thần, làm tươi mát, tăng lực. Nó có tác dụng trong việc điều trị các chứng trầm cảm trước hoặc sau khi sinh.

    • Rosewood (Tinh dầu gỗ từ đàn): có tác dụng khử trùng, an thần.

    • Sandalwood (Tinh dầu gỗ đàn hương): có tác dụng khử trùng, chống viêm, chống trầm cảm, an thần. Nó có tác dụng điều trị chứng viêm bàng quang trong khi mang thai.

    • Tangerine (Tinh dầu quýt): có tác dụng chống co thắt, kích thích mạch bạch huyết, làm dịu, an thần. Giúp ngăn ngừa tình trạng căng cơ nặng.

    • Tea tree (Tinh dầu trà): có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, kháng nấm, kháng virus. Có thể được dùng để điều trị bệnh nấm trong khi mang thai.

    • Ylang Ylang (Tinh dầu Ylang Ylang): có tác dụng khử trùng, chống trầm cảm, kích thích tình dục, an thần, hạ huyết áp. Phục hồi khi làm việc quá sức hoặc căng thẳng.

    + Ngược lại, một số loại tinh dầu ko nên sử dụng trong thời kỳ mang thai như:

    • Arnica: Cúc arnica

    • Basil: Lá húng quế Tây

    • Birch (sweet): Bạch dương

    • Bitter almond: Hạnh nhân

    • Boldo leaf: Lá boldo

    • Broom: Cây đậu chổi

    • Buchu: Buchu

    • Calamus: Thuỷ xương bồ

    • Camphor (brown or yellow): Long não

    • Cassia: Phúc bồn tử đen

    • Cedarwood/thuja: Gỗ hoàng đàn

    • Chervil: Mùi tây

    • Cinnamon: Quế

    • Clary sage: Xô thơm

    • Clove: Đinh hương

    • Coriander: Ngò rí

    • Costus: Mía dò

    • Deertongue: Cỏ lưỡi hươu

    • Elecampane: Cúc elecampane

    • Fennel: Cây thì là

    • Horseradish: Cải ngựa

    • Hyssop: Hoa Hyssop

    • Jaborandi leaf: Lá mao quả

    • Juniper berry: Quả tùng

    • Melilotus: Nhãn hương

    • Mugwort: Ngải cứu

    • Mustard: Mù tạt

    • Nutmeg: Nhục đậu khấu

    • Origanum: Lá oregano

    • Parsley (large doses): Rau mùi tây

    • Pennyroyal: Cây bạc hà hăng

    • Pine (dwarf): Thông lùn

    • Rosemary: Hương thảo

    • Rue: Cây cửu lý hương

    • Sassafras: De vàng

    • Savin

    • Savory (summer): Lá húng

    • Tansy: Cúc ngải

    • Thyme red (liều lớn): Xạ hương đỏ

    • Tonka: đậu tonka

    • Wintergreen: Lộc đề

    • Wormwood: Ngải tây

    Hachiko Bob

    Đánh giá bài viết

    Đánh giá trung bình

    0/5

    (0 nhận xét)

    5 sao
    0
    4 sao
    0
    3 sao
    0
    2 sao
    0
    1 sao
    0

    Vui lòng Đăng nhập hoặc đăng ký để gửi nhận xét về sản phẩm. Cũng xin lưu ý rằng việc gửi đánh giá chỉ được kích hoạt đối với người dùng đã mua sản phẩm này.

    Bình luận

    Please login or register to submit your questions.

    Sản phẩm liên quan

    0

    "Nhập ngay mã NMT15 để được giảm thêm 10% tối đa 15k cho ĐH trên 300k"

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng