• Emmié by HappySkin - Thương hiệu mỹ phẩm nồng độ cao và thiết bị làm đẹp hàng đầu Việt Nam
  •  
  • HappySkin Beauty Clinic - Hệ thống spa thẩm mỹ viện làm đẹp an toàn hàng đầu Việt Nam
  •  
  • SkinStore - Hệ thống bán lẻ trực tuyến mỹ phẩm chính hãng và uy tín nhất Việt Nam
  •  
  • Ceuticoz Việt Nam - Thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Ấn Độ

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Thương hiệu

Danh mục

Sản phẩm đã xem gần đây

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Dưỡng da nhiều bước liệu dưỡng chất có được thẩm thẩu hết?

22/11/2017 8:59:08 CH

2221

Dưỡng da nhiều bước liệu dưỡng chất có được thẩm thẩu hết?

Mục lục

    Ngày ngày chăm chỉ thoa các sản phẩm dưỡng, bạn có bao giờ tự hỏi liệu những sản phẩm này có làm dày thêm mấy lớp lên da, hay len lỏi vào đâu đó trong tế bào da để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng? Có nhiều yếu tố để chỉ ra thật sự dưỡng chất sẽ đi đâu về đâu khi bạn chăm sóc da môi ngày. Nếu thắc mắc, bạn hãy cùng Happy Skin tìm hiểu nhé.

    Những yếu tố quyết định khả năng thẩm thấu của sản phẩm

    1. Loại da và tình trạng da

    Da khô thường sẽ thẩm thấu sản phẩm nhanh và tốt hơn da dầu.

    Da khô là da thiếu dầu, lớp lipid đóng vài trò hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, ở lớp sừng hoạt động kém hiệu quả. Các tế bào sừng không nằm ngay ngắn trên da mà thường cong vênh, dẫn đến biểu hiện là da trông sần sùi, thô ráp, thậm chí bong tróc. Với da khô, vì hàng rào bảo vệ da yếu, các tác nhân bên ngoài dễ dàng thâm nhập vào da. Cũng có thể vì vậy, bạn thường thấy các sản phẩm dưỡng thường thẩm thấu nhanh trên da khô, nhưng không phải điều đáng mừng! Đặc biệt khi đây là cơ hội để các tác nhân không có lợi khác như vi khuẩn, các chất gây kích ứng tác động nhanh và sâu hơn vào làn da của bạn. Chưa kể cái gì dễ vào thì cũng dễ ra. Nước trong các tế bào da dễ dàng thoát ra ngoài, chính vì vậy, da khô thường kèm theo bị mất nước, hay còn gọi là thiếu ẩm.

    Da dầu cũng có thể bị thiếu ẩm, vì lớp hydrolipid trên bề mặt không thể thay thế lượng nước bên trong tế bào. Và khi da thiếu ẩm thì trong nhiều trường hợp, kem dưỡng – đóng vai trò là lớp màng bảo vệ khi sử dụng trên da – là không đủ. Toner không chứa cồn, lotion hoặc serum sử dụng ngay sau bước làm sạch sẽ giúp cấp ẩm cho da tốt hơn, sau đó mới đến dùng kem dưỡng hoặc dầu dưỡng để khóa ẩm lại hiệu quả.

    “Da thiếu nước” cũng là một ví dụ về tình trạng da quyết định độ thấm của sản phẩm vào da.

    Ngoài loại da, chúng ta còn phải nói thêm về các tình trạng da gặp phải. Bên cạnh việc dưỡng da cơ bản bao gồm cấp ẩm, da còn có thể có nhiều nhu cầu khác như trị thâm, trị mụn, ngừa lão hóa, cải thiện nếp nhăn… mà một sản phẩm dưỡng chưa chắc đã đáp ứng đủ, cho dù có thoa nhiều đến như thế nào. Trong trường hợp này, bạn cần thêm một hoặc vài loại serum nhằm để đặc trị riêng biệt cho vấn đề da đang gặp phải.

    2. Độ pH

    Lớp màng bảo vệ tự nhiên của da có chứa các acid có lợi như Lactic acid, Urocanic acid, Pyrrolidine Carboxylic Acid, các acid béo và nhiều amino acids có lợi khác. Vậy nên da có độ pH trên bề mặt da thấp hơn mức trung hòa (pH = 7), vào tầm 5.2 – 6.5.

    Độ pH trung bình của người lớn là dao động từ 5.2 (nam giới) – 5.8 (nữ giới).

    Khi sử dụng các sản phẩm có tính acid nhẹ, lý tưởng là khoảng 5.5, thì hàng rào bảo vệ da sẽ được củng cố, giữ ẩm và chăm sóc da một cách nhẹ nhàng. Các sản phẩm có tính acid cao hơn (pH thấp hơn) như Glycolic Acid (AHA), L-Ascorbic Acid (Vitamin C)… sẽ thẩm thấu vào da tốt hơn, bằng cách đóng vai trò là chất tẩy tế bào chết, làm nới lỏng các liên kết bề mặt và xâm nhập vào da mạnh mẽ. Điều này thể hiện qua việc da bị kích ứng khi không chịu được tính acid sản phẩm bạn dùng.

    Ngược lại, đối với các sản phẩm có độ pH cao trên 7 sẽ phá vỡ lớp màng acid bảo vệ da, dẫn đến việc da trở nên khô và giảm khả năng kháng khuẩn. Những sản phẩm này nếu muốn an toàn khi dùng trên da thì cần phải đảm bảo có công thức, thành phần, công nghệ vượt trội để không ảnh hưởng đến da. Tuy nhiên, cũng có một số thành phần hoạt động và thẩm thấu tốt ở độ pH cao, như Zinc Oxide và Titanium Oxide, thường có mặt trong các sản phẩm kem chống nắng vật lý. Hai hoạt chất này sẽ bị giảm tác dụng ở môi trường có độ pH thấp. Vậy nên, bạn sẽ hầu như không thấy có sản phẩm kem chống nắng nào chứa acid nồng độ cao như Salicylic Acid hay Glycolic Acid. Từ việc này, bạn cần lưu ý không nên dùng các sản phẩm chứa vitamin C, BHAs, AHAs… vào buổi sáng nếu không có thời gian đợi (khoảng 30 phút) trước khi sử dụng kem chống nắng, dẫn đến bất hoạt khả năng chống nắng của sản phẩm.

    3. Kích thước phân tử

    Kích thước và trọng lượng phân tử là yếu tố quan trọng, quyết định phần nhiều trong câu chuyện liệu thành phần đó xâm nhập tốt đến đâu. Nhìn chung các phân tử nhỏ sẽ xâm nhập tốt hơn. Nguyên tắc chung là bất cứ thứ gì nhỏ hơn 500 Daltons đều có thể xâm nhập vào da, trong khi bất cứ điều gì lớn hơn 500 Daltons thì không thể. Dalton là đơn vị tiêu chuẩn được sử dụng để chỉ khối lượng ở quy mô nguyên tử hoặc phân tử. Điều đáng ngại là các chất gây dị ứng thông thường cũng có xu hướng nhỏ hơn 500 Daltons. Trừ một số trường hợp đáng ngạc nhiên, ví dụ như Hyaluronic Acid có thể đi qua da trong khi sở hữu khối lượng lên đến trên 1.000.000 Daltons.

    Hyaluronic Acid là một trong những trường hợp ngoại lệ khi thẩm thấu được vào da với khối lượng phân tự lớn.

    Kết hợp với kích thước phân tử, tính chất hóa học (khả năng tan trong dầu và nước) cũng sẽ quyết định việc thẩm thấu đi đến đâu.

    – Những thành phần có kích thước nhỏ, khả năng thẩm thấu tốt như vitamin C, E, A sẽ tràn trên bề mặt và được các tế bào da hấp thụ và xử lý trước khi tống khứ ra sau đó.

    – Những chất có kích thước lớn và khả năng thấm thấu kém như Matrixyl 3000 – phức hợp peptides thần thánh để chống lão hóa, sẽ vào da bằng cách di chuyển len lỏi giữa các tế bào da, sau đó thì được đào thải ra khỏi cơ thể. Một số chất khác thì không được hấp thụ bởi các tế bào da, vậy nên sẽ chọn con đường đi vào da bằng các tuyến khác như tuyến dầu, tuyến mồ hôi, và theo thời gian cũng sẽ bài tiết ra ngoài.

    BHA tan trong dầu nên xâm nhập vào da tốt hơn AHA.

    – Các thành phần tan trong dầu thẩm thấu tốt hơn các thành phần tan trong nước vì bản chất da hoạt động với cơ chế chống thấm nước, nhờ vào lớp màng hydrolipid trên bề mặt da. Vậy nên các sản phẩm chứa thành phần có thể tan trong dầu, đơn cử BHA, sẽ thẩm thấu tốt hơn loại chứa thành phần tan trong nước như AHA.

    4. Bản chất của các chất dưỡng ẩm

    Các chất dưỡng ẩm thường chia làm 3 loại.

    Humectant (cấp ẩm/hút ẩm) gồm Hyaluronic Acid, Glycerin, AHA, Urea… Các chất hút ẩm có mặt trong các sản phẩm cấp ẩm với kết cấu chung thường là lỏng, nhẹ và nhanh thấm.

    Emollient (làm mềm) gồm dầu thực vật, Squalene, Ceramide… Các chất làm mềm xuất hiện trong hầu hết các sản phẩm dưỡng nhằm làm mềm lớp da bề mặt.

    Occlusive agents (khóa ẩm) như Lanolin, dầu khoáng, Silicones. Chất khóa ẩm có phân tử lớn và nặng, tạo thành một lớp màng trên bề mặt giúp khóa lượng nước dưới da lại hiệu quả.

    Cơ chế hoạt động của các nhóm chất dưỡng ẩm

    Biết được chức năng của các chất khóa ẩm là ở trên bề mặt da, giúp ngăn chăn quá trình mất nước của da chứ không có khả năng thẩm thấu vào da. Vì vậy, thứ tự sử dụng nên là Cấp ẩm – (Làm Mềm) – Khóa ẩm. Nếu theo thứ tự ngược lại, sử dụng các thành phần khóa ẩm trước khi cấp ẩm, thì các chất Humectants sẽ không thể thẩm thấu qua lớp màng khóa ẩm bao bọc ở ngoài bề mặt da.

    Cách nâng cao khả năng thẩm thấu của sản phẩm

    Tăng áp suất khi thoa sản phẩm, ví dụ trong môi trường ẩm khi đi xông hơi hoặc đơn thuần là trên da ẩm khi vừa rửa mặt xong. Việc massage cũng tạo hiệu quả tốt trong việc giúp sản phẩm thẩm thấu tốt hơn.

    Massage là phương pháp hữu hiệu để đẩy sản phẩm vào da.

    Tăng nhiệt độ: Tận dụng cơ chế sinh học rằng là thân nhiệt buổi tối sẽ cao hơn, nhờ đó mà sản phẩm sử dụng vào thời điểm này cũng thẩm thấu tốt hơn. Xông hơi nhằm tăng nhiệt độ của môi trường, hoặc đắp một miếng khăn ấm trước khi thoa kem dưỡng cũng là cách để sản phẩm thấm vào da hiệu quả.

    Xông hơi giúp tăng nhiệt độ của làn da cũng như môi trường xung quanh, hỗ trợ sản phẩm thấm hiệu quả.

    Tăng số lượng sản phẩm sử dụng: Thay vì chỉ dùng 1 sản phẩm gấp nhiều lần ngay một lúc, đặc biệt đối với một số thành phần khóa ẩm chỉ ở trên bề mặt sẽ gây nặng và bức bí lỗ chân lông. Vậy nên, việc sử dụng thành nhiều bước (cấp ẩm – khóa ẩm), chia lượng dùng vài lần trong ngày hoặc chuyển sang dùng các sản phẩm có nhiều hoạt chất hơn.

    Chia quy trình dưỡng da thành nhiều bước, thay vì tập trung vào một sản phẩm dưỡng chỉ thẩm thấu hữu hạn.

    Tẩy tế bào chết thường xuyên để sản phẩm thẩm thấu tốt hơn. Đây là cách mà làn da tự nhiên của trẻ em luôn mịn đẹp, nhờ vào chu kì tái tạo da ngắn – 14 ngày, bằng một nửa thời gian tái tạo của da người trưởng thành.

    Tham khảo các sản phẩm tẩy tế bào chết cơ học để chọn cho mình ít nhất một loại phù hợp.

    Để có cái nhìn trực quan hơn, cũng như đỡ buồn ngủ hơn ngồi tỉ mẩn đọc bài viết thì các bạn xem ngay lớp học chăm sóc da siêu xịn của chị Emmi nha.

    Bài liên quan

    >> Điều gì sẽ xảy ra nếu dùng kem mắt thay kem dưỡng mặt?

    Đánh giá bài viết

    Đánh giá trung bình

    0/5

    (0 nhận xét)

    5 sao
    0
    4 sao
    0
    3 sao
    0
    2 sao
    0
    1 sao
    0

    Vui lòng Đăng nhập hoặc đăng ký để gửi nhận xét về sản phẩm. Cũng xin lưu ý rằng việc gửi đánh giá chỉ được kích hoạt đối với người dùng đã mua sản phẩm này.

    Bình luận

    Please login or register to submit your questions.

    Sản phẩm liên quan

    0

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng