facebook

Mục lục bài viết

    Một lời tuyên án gần đây đối với Johnson & Johnson, yêu cầu công ty này phải trả 72 triệu USD cho những tổn hại của gia đình một người phụ nữ đã qua đời, mà theo nguyên đơn thì cái chết của cô có liên quan đến việc sử dụng bột phấn rôm trẻ em của công ty và sữa tắm Shower to Shower, làm rộ lên những hoài nghi về độ an toàn của một trong những sản phẩm chăm sóc phổ biến nhất tại Mỹ, bột talc. Với một tủ thuốc luôn có mặt bột phấn rôm, chúng ta tự hỏi rằng: Bột talc trong các sản phẩm ta sử dụng nguy hiểm như thế nào? Liệu phấn rôm có thể gây ung thư? Và chúng ta cần phải làm gì để đảm bảo an toàn?

    phan-rom-gay-ung-thu-1

    Liệu bột Talc trong phấn rôm có thể gây ung thư?

    Bột Talc và những nguy cơ tiềm ẩn

    Khoáng vật mềm mịn nhất thế giới, bột talc được sử dụng trong rất nhiều loại mỹ phẩm, như phấn mắt và phấn má hồng, cũng như phấn phủ cơ thể. Ở trạng thái tự nhiên, một số loại bột talc chứa asbetstos, một chất gây ung thư đã biết, thế nhưng theo như Cộng đồng ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society), bột talc được dùng trong công nghiệp đã được bào chế và thử nghiệm không chứa asbetos từ thập kỷ 70. Tuy vậy, một số nghiên cứu được thực hiện để đánh giá mức độ an toàn của loại bột này trong các sản phẩm tiêu dùng đã thu được những kết quả hoàn toàn ngược lại. Vẫn tồn tại những câu hỏi đặt ra cho việc liệu bột talc trong không khí ở trạng thái chưa tinh lọc có thể gây ra ung thư phổi cho những công nhân mỏ có nhiệm vụ khai thác khoáng vật từ những mỏ đá, nhưng vẫn không có báo cáo nào cho thấy tỷ lệ gây ung thư phổi tăng cao trong ngành công nghiệp mỹ phẩm – điều này có nghĩa là không có lý do gì để tin rằng phấn phủ dạng bột talc hay dầu gội khô của bạn thiếu an toàn. Những nghiên cứu thêm đã tập trung vào những mối liên kết có thể giữa việc sử dụng bột talc như bột vệ sinh phụ nữ và ung thư buồng trứng.

    Bột Talc liệu có nguy cơ gây ung thư buồng trứng?

    Theo như Cộng đồng ung thư Hoa Kỳ, một giả thuyết chiếm ưu thế cho rằng, những phân tử khoáng chất nhỏ có thể dịch chuyển qua ống dẫn trứng và buồng trứng, gây viêm các mô tại đó, kích thích các tế bào ung thư phát triển. Nhưng không có một nghiên cứu chính thức nào kiểm tra được bột talc gây ung thư như thế nào, chỉ khi nào có nguy cơ ung thư gia tăng liên quan tới việc sử dụng loại bột này.

    “Những bằng chứng thực sự khá nghèo nàn/không thuyết phục,” theo lời giải thích của bác sĩ Sarah Temkin, chuyên gia nghiên cứu ung thư phụ khoa, chuyên ngành ung thư buồng trứng tại Đại học Johns Hopkins. Mặc cho việc bột talc vẫn nằm trong danh sách những tác nhân gây ung thư buồng trứng của Viện nghiên cứu ung thư quốc gia, Temkin vẫn không tin rằng bột talc nguy hiểm, và đây là lý do tại sao. Một nghiên cứu được công bố năm 1982 bởi bác sĩ sản khoa Daniel W.Cramer, đánh giá mức độ an toàn của bột talc dựa trên những bệnh nhân mắc bệnh ung thư buồng trứng nhớ lại việc sử dụng loại bột này của chính họ – một cách thu thập dữ liệu thiếu độ tin cậy hơn là những quan sát khoa học được kiểm soát chặt chẽ. Nghiên cứu đó đã tìm ra rằng, những người phụ nữ sử dụng bột talc làm bột vệ sinh phụ nữ có nguy cơ phát triển tế bào ung thư buồng trứng gấp 3 lần so với những người không sử dụng sản phẩm đó.

    Nhưng trong các nghiên cứu sau đó, không có mối liên hệ nào giữa việc sử dụng bột talc và ung thư dạ con hay buồng trứng được tìm thấy. Điều đó chỉ ra cho Temkin thấy rằng mối liên kết trong nghiên cứu trước đó đã có thể chỉ là kết quả của những dữ liệu không chính xác. “Đó chỉ là những nghiên cứu cũ khiến cho mọi người nghi ngờ về việc liệu bột talc có phải là một tác nhân gây ung thư hay không,” bác sĩ nói. Liên quan đến vụ kiện của Johnson & Johnson, buổi xét xử không yêu cầu chứng minh độ an toàn hay nguy hiểm của bột talc, mà nghiêng về việc công ty đã giấu không cho người tiêu dùng biết về những nguy tiềm ẩn.

    Người tiêu dùng nên làm gì?

    Trong năm nay, cuộc tranh luận về độ an toàn của bột talc sẽ vẫn tiếp tục khi mà rất nhiều hồ sơ kiện tụng tương tự đang được gửi đến cho phiên toà. Nhưng người tiêu dùng nên làm gì lúc này? Trong khi độ chắc chắn về những nguy cơ thực sự của bột talc vẫn còn là một ẩn số, Temkin nhắc nhở bệnh nhân của cô rằng “ung thư buồng trứng vẫn là một bệnh rất hiếm gặp,” và rằng tốt nhất là bạn nên trao đổi với bác sĩ trị liệu của bạn về những tác nhân có nguy cơ gây ung thư cá nhân. Bác sĩ sản khoa Carmit Archibald, đồng sở hữu bệnh viện phụ khoa Upper East Side Gynecology và là một trợ lý giáo sư lâm sàng tại Mount Sinai School of Medicine, cho biết một sản phẩm an toàn hơn có thể thay thế cho bột talc là bột ngô. Tuy nhiên, bác sĩ cũng nói thêm rằng, các loại phấn bột chỉ nên được sử dụng để ngăn ngừa hay điều trị một số tình trạng bệnh nhất định nếu được chỉ định bởi bác sĩ, ngoài ra, chúng không được khuyến khích sử dụng trong chu trình vệ sinh cá nhân hằng ngày.

    Kết luận? Nếu bạn vẫn còn lo lắng, hãy thử sử dụng những sản phẩm dạng tinh bột (starch), không chứa bột talc, có bán tại các cửa hàng như Whole Foods – hoặc đơn giản là ngưng hẳn việc sử dụng các loại phấn bột.

    Theo Vogue

    Lượt thích 11 comment0 view512

    Bình luận


    X

    Nhập SĐT và nhận ngay Voucher giảm 50% áp dụng cho Lấy Mụn, Detox, Destress


    *** Áp dụng cho tất cả khách hàng mới

    Công ty Happy Skin Vietnam

    Top