• Emmié by HappySkin - Thương hiệu mỹ phẩm nồng độ cao và thiết bị làm đẹp hàng đầu Việt Nam
  •  
  • HappySkin Beauty Clinic - Hệ thống spa thẩm mỹ viện làm đẹp an toàn hàng đầu Việt Nam
  •  
  • SkinStore - Hệ thống bán lẻ trực tuyến mỹ phẩm chính hãng và uy tín nhất Việt Nam
  •  
  • Ceuticoz Việt Nam - Thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Ấn Độ

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Thương hiệu

Danh mục

Sản phẩm đã xem gần đây

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Chọn kem chống nắng phù hợp với bạn

08/07/2015 4:38:07 SA

692

Chọn kem chống nắng phù hợp với bạn

Mục lục

    Sau khi đã hiểu rất rõ về tác hại của tia UV, tường tận về các chỉ số chống nắng SPF, PPD và PA, và hiểu về các hoạt chất trong kem chống nắng, và bây giờ, câu hỏi quan trọng nhất là chọn loại kem chống nắng nào cho da của bạn đây?

    Broad-spectrum

    Như chúng ta đã biết, tác hại của tia UVA và UVB đều gây ra những vấn đề nghiêm trọng về thẩm mỹ lẫn sức khỏe. Do đó, việc tìm được một loại kem chống nắng quang phổ rộng, ngăn cản được UVA1, UVA2 và UVB. Để biết được kem chống nắng của bạn có phải là quang phổ rộng hay không, bạn có thể quan sát những đặc điểm sau:

    Trên nhãn có chữ UVA trong một vòng tròn: sản phẩm đã được kiểm chứng, có ít nhất 3 ngôi sao (do EU quy định), 4-5 sao thì hiệu quả càng cao. Những ngôi sao này biểu thị phần trăm chống tia UVA so với UVB trong kem chống nắng như sau:

     

    Trên các sản phẩm từ Hàn Quốc hoặc Nhật Bản, khả nắng chống tia UV của kem chống nắng được biểu hiện bằng chỉ số PA (protection factor of UVA – khả năng lọc tia UVA). Đây là bảng thể hiện khả năng bảo vệ da của từng mức độ PA.

     

    Trên các sản phẩm của châu Âu, bạn còn có thể bắt gặp biểu tượng UVA khoanh tròn bên cạnh UVB, đây là biểu hiện của các sản phẩm chống nắng đạt tiêu chuẩn chống UVA của Châu Âu.

    Ở một số thương hiệu, bạn có thể nhìn thấy chỉ số PPD trong phần chi tiết sản phẩm để đánh giá mức độ chống UVA.

    Bên cạnh đó, bạn có thể dựa vào các hoạt chất được sử dụng trong thành phần kem chống nắng để xác định khả năng chống nắng của sản phẩm bạn đang sử dụng.

    Khả năng chống nước

    Nếu bạn chọn kem chống nắng để sử dụng hàng ngày cho công việc văn phòng hay đi làm, bạn có thể không cần kem chống nắng chống nước.

    Nếu như bạn hoạt động thường xuyên ngoài trời, đặc biệt là các hoạt động bài tiết nhiều mồ hôi hoặc tiếp xúc với nước như chơi thể thao, bơi lội, bạn cần kết thân với các loại kem chống nắng chống nước.

    Tuy nhiên, đừng quá chủ quan, theo quy định của FDA, kem chống nắng ghi nhãn ‘water resistant’ có thể bảo vệ da trong 40 phút và ‘very water resistant’ có thể bảo vệ da trong vòng 80 phút. Do vậy, bạn cần căn thời gian để bôi lại kem chống nắng. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng kem chống nắng hóa học, cần ‘trừ hao’ 15 phút để kem ngấm vào da và phát huy tác dụng.

    SPF đủ cao

    Thông thường, với các sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể chọn kem chống nắng có độ bảo vệ cao, khoảng SPF 30 đến 50. Trong trường hợp bạn hoạt động cả ngày dưới nắng, đặc biệt là từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, bạn nên sử dụng kem chống nắng SPF 50+.

    Kết cấu

    Đối với những loại da khác nhau, bạn có những lưu ý khác nhau để chọn sản phẩm phù hợp như sau:

    1. Đối với da trẻ em: Hóa chất có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ; PABA và oxybenzone nói riêng có liên quan đến phản ứng của làn da. Zinc Oxide và Titanium Dioxide trong kem chống nắng vật lý có xu hướng được dung nạp tốt hơn bởi những người có làn da nhạy cảm và thường có thể được tìm thấy trong kem chống nắng dành cho em bé và trẻ nhỏ. Ngoài ra, vì việc khiến trẻ em sử dụng kem chống nắng là quan trọng nhưng cũng đầy khó khăn nên hãy thử loại kem chống nắng dạng xịt hoặc các tuýp kem với bao bì đầy màu sắc – loại mà trẻ em có thể thấy thích thú để sử dụng. (Kem chống nắng dạng xịt cho mặt không nên xịt trực tiếp vào mặt; nên xịt ra tay, sau đó bôi lên mặt.)

    2. Đối với da bị dị ứng, da ửng đỏ và da bị mụn: Nếu bạn có làn da dễ bị dị ứng hoặc bị các tình trạng như mụn trứng cá hoặc bệnh đỏ mặt nên tránh các sản phẩm có chứa chất bảo quản và mùi hương (fragrances), cũng như những sản phẩm có chứa PABA hoặc Oxybenzone. Nên chọn các thành phần ít có khả năng gây phản ứng da là những loại kem chống nắng vật lý, cũng như các loại kem với các salicylate và ecamsule. Bệnh nhân bị bệnh đỏ và dễ bị dị ứng cũng nên tránh loại kem chống nắng có chứa cồn. Còn đối với da mụn, loại công thức dạng gel ít dầu, mỏng nhẹ, thường có chứa cồn làm da khô hơn và ít có khả năng khiến mụn nặng thêm. Bệnh nhân bị mụn nên tránh loại mỹ phẩm chống nắng nhờn bóng (thường được quảng cáo là “kem”), vì chúng có thể khiến mụn thêm trầm trọng. Các ensulizole lọc UVB có tính ổn định, ít dầu và nhẹ hơn so với hầu hết các loại mỹ phẩm chống nắng hóa chất khác. Tuy nhiên, những người đang dùng thuốc trị mụn, có xu hướng da bị khô, có thể thấy gel gây khó chịu trên da nhạy cảm của họ, khi đó các bạn nên sử dụng một loại kem dưỡng nhẹ hoặc kem lót. Bởi vì một số loại thuốc trị mụn tăng độ nhạy cảm ánh nắng mặt trời làm cho những người thoa chúng dễ bị cháy nắng và hư hại da nên việc chống nắng nghiêm ngặt hàng ngày là đặc biệt quan trọng.

     

    3. Đối với da khô: Da khô cần đến các loại kem chống nắng dưỡng ẩm. Nhiều loại kem dưỡng ẩm phổ biến bao gồm lanolin, dầu, và silicon như dimethicone được sử dụng trong mỹ phẩm chống nắng. Kem chống nắng dưỡng ẩm thường được công thức hóa thành các loại kem, thuốc nước hoặc thuốc mỡ, vì vậy hãy tìm những thuật ngữ này trên nhãn.

    4. Đối với những người bị nám da, có tiền sử bị ung thư da, hoặc da rất trắng dễ bị rám nắng: Kem chống nắng có chỉ số SPF 30 + và có khả năng chống tia UVA được khuyến cáo dùng hàng ngày để bảo vệ thêm cho những bệnh nhân bị nám da – da đổi màu với những chấm nâu lốm đốm, những người bị ung thư da, hoặc những người da rất trắng dễ bị rám nắng. Vì hầu hết mọi người không thực sự sử dụng đủ kem chống nắng để đạt được chỉ số chống nắng SPF niêm yết trên các hộp đựng nên việc tái sử dụng thường xuyên (sau hai giờ ra khỏi cửa ra vào hoặc ngay sau khi bơi lội hoặc đổ nhiều mồ hôi) là đặc biệt quan trọng.

    5. Đối với các tông da màu tối: Những người có làn da sẫm màu, rám nắng dễ dàng và ít khi bị cháy nắng có thể cảm thấy rằng họ không cần phải sử dụng kem chống nắng. Tuy nhiên, giống như bị cháy nắng, rám nắng là kết quả của việc tế bào da bị hư tổn từ việc tiếp xúc với bức xạ tia cực tím có hại của mặt trời. Người da sẫm màu cũng nên thận trọng với việc sử dụng kem chống nắng vật lý, đặc biệt là các sản phẩm có chất Zinc Oxide, bởi vì chúng có thể nhìn trắng bệch như phấn trên da, rất dễ bị ‘phát hiện’. Tuy nhiên, các hoạt chất ứng dụng công nghệ nano là các hạt phân tử đủ nhỏ để cho phép chúng trộn lẫn nhau và biến mất vào trong da. Các chất chống nắng hóa học cũng là một lựa chọn. Hãy tìm một loại kem chống nắng phổ rộng với chỉ số chống nắng SPF 15+.

    6. Đối với người lớn tuổi: Mặc dù người lớn tuổi có thể đã tiếp xúc với một lượng lớn ánh sáng cực tím trong suốt cuộc đời của họ thì họ vẫn có thể nhìn thấy hiệu quả từ việc sử dụng kem chống nắng. Ở lứa tuổi nào, sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không bảo vệ đều làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh ung thư da mới và trước ung thư. Nó cũng làm tăng tốc độ lão hóa da, dẫn đến các đốm đồi mồi, nếp nhăn, chảy xệ, và da cá sấu. Người lớn tuổi thể thấy khó khăn khi phải gập người hay quàng tay bôi kem chống nắng ở các vùng như chân và lưng. Đối với họ, các loại kem chống nắng dạng xịt mà bây giờ đã có cả hoạt chất chống nắng hóa học và vật lý có thể là một lựa chọn tuyệt vời.

    Chống nắng đa chức năng

    Bên cạnh những sản phẩm chống nắng thuần túy, bạn có thể bảo vệ da bằng những sản phẩm có chứa SPF từ mỹ phẩm chăm sóc da hoặc trang điểm. Tuy nhiên, hãy nhớ đảm bảo sản phẩm bạn dùng có SPF đủ cao và bạn bôi đủ lượng cần thiết nhé. Nếu bạn sợ bôi một lớp dày kém thẩm mỹ, hãy nhớ rằng việc bôi kem chống nắng nhiều lớp cũng sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả chống nắng của các sản phẩm trang điểm.

    Kem dưỡng chứa SPF – Những loại kem dưỡng có bao gồm SPF sẽ giúp bạn ‘tiết kiệm’ được một bước chăm sóc da.

    Kem tinted moisturizer hoặc tinted sunscreen – những sản phẩm dưỡng ‘có màu’ giúp kem chống nắng lên da tự nhiên hơn, tránh được những vết trắng thường xuất hiện, đặc biệt là trong kem chống nắng vật lý.

    BB cream, CC cream – Những loại kem dưỡng kiêm trang điểm đa chức năng cũng thường có khả năng chống nắng cao, thậm chí rất cao như IOPE Air Cushion XP.

     

    Phấn phủ chứa SPF – Một sản phẩm tuyệt vời mà bạn có thể dặm đi dặm lại cả ngày để tăng cường khả năng chống nắng cho da mà không phải tẩy trang đi rồi bôi lại, quá hợp với các nàng lười hoặc những nhân viên văn phòng điệu đà không muốn khoe mặt mộc phải không nào?

    Ngoài ra chế độ chống nắng của bạn cần bao gồm việc tìm kiếm và ở trong bóng râm càng nhiều càng tốt, tránh phơi nắng có tia UV, và mặc quần áo chống nắng, mang một chiếc mũ rộng vành và kính mát ngăn chặn tia UV. Hãy tìm hiểu để có thể tự tin rằng sản phẩm bạn chọn phù hợp với nhu cầu cụ thể của bạn, cung cấp cho bạn sự bảo vệ tốt nhất khỏi các tia có hại của mặt trời – và đủ thuận tiện để đảm bảo rằng bạn sử dụng nó thường xuyên.

    >>> Xem thêm: Giải Đáp Về Màng Lọc Chống Nắng

    Flour and Flower

    Đánh giá bài viết

    Đánh giá trung bình

    0/5

    (0 nhận xét)

    5 sao
    0
    4 sao
    0
    3 sao
    0
    2 sao
    0
    1 sao
    0

    Vui lòng Đăng nhập hoặc đăng ký để gửi nhận xét về sản phẩm. Cũng xin lưu ý rằng việc gửi đánh giá chỉ được kích hoạt đối với người dùng đã mua sản phẩm này.

    Bình luận

    Please login or register to submit your questions.

    Sản phẩm liên quan

    0

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng