10 Lời Khuyên Đánh Bay Đôi Môi Khô (phần 2)
Mục lục
Tiếp theo phần 1 thì hôm nay happyskin tiếp tục cập nhật phần 2 của bài viết 10 lời khuyên đánh bay đôi môi khô. Các bạn cùng theo dõi tiếp nhé!
Tiếp sau đây là 6 lời khuyên để đánh bay đôi môi khô cho bạn
6. Tránh xa những thành phần sau đây
Bạn có biết rằng thành phần trong một số sản phẩm bạn sử dụng hàng ngày có thể góp phần làm nứt nẻ môi của mình không? Chúng tôi đang muốn nói đến kem đánh răng.
Kem đánh răng và các sản phẩm chăm sóc răng miệng khác có thể chứa sodium lauryl sulfate (một thành phần thường được thêm vào các sản phẩm có bọt, từ kem đánh răng đến các chất rửa mặt hay dầu gội đầu) cũng như guaiazulene (một chất phụ gia màu). Cả hai chất này đều có liên quan đến việc gây ra hiện tượng kích ứng và viêm da ở một số người. Và son dưỡng cũng có thể chứa các chất kích thích tương tự. Thực tế cho thấy, khoảng 25 phần trăm số người có các vấn đề về da, các vết phát ban và dị ứng quanh miệng có kết quả kiểm tra dị ứng dương tính các thành phần thường thấy trong son dưỡng môi, son môi và các loại mỹ phẩm khác [nguồn: Castelo-Soccio]. Nếu bạn lo ngại về các chất gây dị ứng, hãy tránh xa phenyl salicylate (salol) hoặc propyl gallate, hai thành phần có thể gây ra dị ứng tiếp xúc và có thể đang ẩn chứa trong các sản phẩm chăm sóc môi và son môi thường dùng.
Dị ứng và kích ứng da có thể xảy ra ngay cả với các thành phần tự nhiên hoặc có nguồn gốc từ thực vật. Chẳng hạn như chất làm mềm lanolin sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh nếu bạn đang bị chàm. Các loại hương thơm và mùi vị được thêm vào son môi và son dưỡng môi như tinh dầu bạc hà, quế, chanh và bạc hà cũng có thể gây dị ứng da.
CÁC VẾT NỨT Ở MÉP LÀ GÌ?
Nếu bạn là một trong số rất nhiều người đang phải chịu đựng các vết nứt đau đớn ở mép, khả năng cao đây không phải là nứt môi, mà là một hiện tượng được gọi là chốc mép (perlèche). Chốc mép hay còn được gọi với tên khác là viêm góc miệng được gây ra do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans – một bệnh nhiễm trùng nấm có thể được chữa trị bằng cách kê toa thuốc chống nấm.
5. Đừng thở bằng miệng
Thở bằng miệng là một điều cần tránh khác bởi những nguyên do không tốt tương tự với liếm môi. Bất cứ chất dưỡng ẩm nào được bạn bôi lên môi sẽ nhanh chóng bị mất đi khi bạn liên tục thổi lên chúng. Vì vậy, bạn nên thở bằng đường mũi và tránh thở bằng miệng. Nếu bạn vẫn chưa được thuyết phục hoàn toàn, hãy nhớ rằng mũi của bạn giúp lọc đi các tạp chất, làm ấm và ẩm không khí đưa vào phổi, giúp phổi xử lý một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc thở bằng miệng có thể dẫn đến những vấn đề như khô miệng, ngưng thở khi ngủ và mùi hôi khó chịu cho hơi thở. Ngừng thở bằng miệng là một việc không dễ dàng gì, đặc biệt là khi bạn đang ngủ. Tuy nhiên, môi của bạn sẽ biết ơn bạn rất nhiều nếu bạn có thể làm được điều này.
4. Tẩy tế bào chết cho môi
Có lẽ bạnđang tiến hành tẩy tế bào chếtcho mặt hoặc cơ thểđều đặn vài lần mỗi tuần hoặc mỗi tháng nhằm làm mịn da, nhưng liệu bạn có đang thực hiện điều tương tự với đôi môi của mình?
Tẩy tế bào chếtgiúp loại bỏ da bong tróc trên đôi môi nứt nẻ, hé lộ làn da mượt mà, mềm mại bên dưới. Có một vài
cách bạn có thể dùng để tẩy da chết cho môi, chẳng hạn như nhẹ nhàng chà xát môi bằng một chiếc khăn mềm ướt hoặc bàn chải đánh răng, hoặc sử dụng bàn chải môi chuyên dụng để loại bỏ da chết. Một số son dưỡng môi cũng có thể giúp tẩy da chết. Phenol, một thành phần phổ biến trong son dưỡng môi, là một chất sát khuẩn, giết chết vi trùng, nhưng cũng đồng thời giúp lấy đi ra lớp da cũ, khô trên môi. Salicylic acid (axit salicylic) cũng là một chất tẩy tế bào chết thường được dùng trong các loại lotion dưỡng da và sữa rửa, ngoài ra chúng còn được dùng trong một số son dưỡng môi. Bạn cũng nên tìm loại son dưỡng môi nào có chứa alpha hydroxy acid (AHA). AHA sẽ giúp tẩy tế bào chết và duy trì độ ẩm cho da của bạn.
3. Uống nước thường xuyên
Chúng ta đã nhắc đến độ ẩm vài lần và việc đôi môi của chúng ta có thể dễ dàng mất đi độ ẩm như thế nào, vì vậy bây giờ hãy bàn về việc làm sao có thể giúp môi lấy lại độ ẩm bị mất. Cách hiệu quả nhất là bạn phải nhớ uống nước thường xuyên, uống nhiều nước, thường khoảng tám ly một ngày, để giữ cho độ ẩm cân bằng. Hãy nhớ rằng: Nếu bạn cảm thấy khát, bạn đang bị mất nước.
Tuy nhiên đôi khi việc nước uống không đủ để ngăn khô môi, đặc biệt là vào những ngày mùa đông lạnh. Ngoài ra, việc sưởi ấm có thể làm cho không khí trong nhà bị khô, do đó, chúng ta nên sử dụng máy tạo độ ẩm. Duy trì 30 đến 40 phần trăm độ ẩm trong nhà trong những tháng mùa đông sẽ giúp tạo ra sự thoải mái cho làn da của bạn, và việc đưa độ ẩm vào không khí sẽ giúp trẻ hóa ngay cả những đôi môi khô nhất.
Nhớ uống nước thường xuyên, uống nhiều nước, thường khoảng tám ly một ngày
2. Sử dụng vitamin
Việc uống đủ nước giúp đảm bảo rằng đôi môi của bạn có được độ ẩm từ trong ra ngoài, nhưng đôi khi, môi khô hoặc nứt lại do thiếu hụt vitamin. Tất cả các vitamin nhóm B đều góp phần làm khoẻ da, nhưng một số vitamin thiết yếu, chẳng hạn như niacin (vitamin B3) và riboflavin (vitamin B2) còn làm tăng cường khả năng giữ ẩm cho làn da của bạn.
Các loại rau xanh như rau bina, củ cải Thụy Sĩ, đậu xanh và collard greens (một loại rau xanh giống lá bắp cải) là nguồn cung cấp niacin tuyệt vời, trong khi riboflavin lại có sẵn trong thực phẩm làm từ sữa và hạnh nhân. Để da khoẻ mạnh, bạn nên có một chế độ ăn uống cân bằng. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc phải ăn trái cây và rau mỗi ngày, bạn có thể sử dụng viên uống multivitamin.
Các loại rau xanh nguồn cung cấp niacin tuyệt vời
1. Nếu các biện pháp khác đều thất bại, hãy đến gặp bác sĩ
Nếu bạn dường như không thể tự chữa khỏi đôi môi nứt nẻ của mình,bạn nên đến gặp bác sĩ,bác sĩ da liễu hoặc nha sĩ để giúp tìm ra nguyên nhân gây nứt nẻ mãn tính. Bác sĩ sẽ xem xét các khả năng, sàng lọc nguyên nhân gây bệnh bằng cách yêu cầu tiến hành xét nghiệm dị ứng, bao gồm dị ứng với kim loại, thuốc nhuộm và các thành phần trong các sản phẩm chăm sóc da và môi thông dụng khác. Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thiếu hụt vitamin nếu cần thiết. Bác sĩ cũng có thể tiến hành chẩn đoán các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra hoặc góp phần làm khô hoặc kích ứng môi, chẳng hạn như tình trạng tiền ung thư, bệnh tuyến giáp, một rối loạn tự miễn dịch hoặc các loại thuốc có tác dụng phụ làm khô môi.
Các bạn có thể xem lại phần 1 Tại Đây
Xem thêm các bài tin tức liên quan
Please login or register to submit your questions.