• Emmié by HappySkin - Thương hiệu mỹ phẩm nồng độ cao và thiết bị làm đẹp hàng đầu Việt Nam
  •  
  • HappySkin Beauty Clinic - Hệ thống spa thẩm mỹ viện làm đẹp an toàn hàng đầu Việt Nam
  •  
  • SkinStore - Hệ thống bán lẻ trực tuyến mỹ phẩm chính hãng và uy tín nhất Việt Nam
  •  
  • Ceuticoz Việt Nam - Thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Ấn Độ

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đãi giảm giá lên tới 50%

0
0

Beauty Blogger chia sẻ kinh nghiệm mua sắm mỹ phẩm khi đi du lịch châu Âu

19/09/2017 4:08:29 SA

1850

Beauty Blogger chia sẻ kinh nghiệm mua sắm mỹ phẩm khi đi du lịch châu Âu
Mục lục

Mục lục

    Châu Âu, đặc biệt là nước Pháp, thường được xem là thiên đường của mỹ phẩm. Các sản phẩm làm đẹp vô cùng đa dạng, trải dài từ hàng cao cấp, dược mỹ phẩm và các sản phẩm bình dân. Vì vậy, những ai yêu làm đẹp khi đặt chân đến châu Âu đều sẽ lên kế hoạch mua sắm các sản phẩm mình ao ước bấy lâu nhưng không có mặt ở Việt Nam với giá cả hợp lý. Liệu đời có như mơ? Mình sẽ tiết lộ một số điều chưa ai từng kể và chia sẻ với các bạn cách mua sắm mỹ phẩm khi du lịch châu Âu một cách tiết kiệm nhất.

    Mua gì tại châu Âu?

    Nhóm hàng cao cấp

    Việc giá mỹ phẩm tại Việt Nam khá cao so với mặt chung trước nay đã nhiều người đề cập. Đây cũng là lý do thị trường hàng xách tay hoạt động vô cùng mạnh mẽ vì giá dễ chịu hơn nhiều. Chính vì vậy, khi mình sang Pháp, mình đã ngỡ rằng mình sẽ mua được các nhãn hàng cao cấp từ Pháp với Guerlain, Chanel hay Dior với giá rất dễ chịu. Thực tế hoàn toàn ngược lại, các sản phẩm đều có giá rất cao.

    Đây là ví dụ về giá sản phẩm trang điểm của Guerlain tại Pháp và Mỹ, với tỷ giá hiện nay rơi vào khoảng là 1 UER = 27300 VND và 1 USD = 22700 VND. Tuy nhiên, giá tại Pháp là giá đã tính thuế, vì vậy có thể một số sản phẩm vẫn có giá tương đối ‘chấp nhận được’ nhé.

    Đối với những thương hiệu cao cấp từ nước ngoài, tình hình lại rất khó lường. Có những thương hiệu có giá hết sức trên trời, ví dụ như Shu Uemura. Bạn sẽ phải chi ra 37 euro cho cây kẹp mi huyền thoại thay vì chỉ khoảng 21 dollar. Về bên nhóm hàng chăm sóc da, Clinique, Estee Lauder đều có giá không dễ chịu chút nào.

    Ngược lại, một số thương hiệu đến từ Mỹ, giá cả lại rất dễ chịu, điển hình là Too Faced, Urban Decay, Smashbox. Nếu quy ra tiền Việt thì giá hoàn toàn tương đương với hàng mua từ Mỹ.

    Ví dụ hotgirl Urban Decay Naked Heat tại Mỹ và Pháp không chênh lệch quá nhiều:

    Tóm lại, với các sản phẩm cao cấp, bạn nên tham khảo giá kỹ và chuẩn bị tinh thần rằng bạn sẽ không thể mua được các sản phẩm với ‘giá rẻ bất ngờ’ đâu nhé. Bù lại, các sản phẩm vô cùng đa dạng, với nhiều sản phẩm mới tinh chưa có mặt tại Việt Nam để bạn đón đầu xu hướng.

    Nhóm hàng dược mỹ phẩm

    Đây là nhóm hàng có giá vô cùng dễ chịu và dễ mua tại Pháp. Các cửa hàng Pharmacy gần như có mặt trên mọi con phố. Các sản phẩm hết sức đa dạng, bạn có thể chọn mua các thương hiệu rất nổi bật của nhóm hàng dược mỹ phẩm như Vichy, La Roche Posay, Bioderma, Avene hoặc Caudalie, Nuxe với giá rất dễ chịu so với hàng xách tay.

    Ví dụ như cặp đôi tẩy trang Micellar Water của Bioderma chỉ có giá 500 nghìn mà thôi.

    Các sản phẩm cũng vô cùng đa dạng. Đơn cử kem chống nắng La Roche Posay có vô sản kết cấu thỏi, kem, lỏng, dầu với đủ mức SPF để bạn khám phá. Đủ để bạn hoa mắt và lạc lối hàng giờ liền.

    Nhóm hàng bình dân

    Đối với nhóm hàng này, vì bản thân giá tại Việt Nam đã rất mềm với chất lượng rất tốt. Mình khuyên các bạn không nên mua những sản phẩm đã quá quen thuộc tại Việt Nam. Thay vào đó, bạn có thể chọn mua một số ‘hàng hiếm’ tại Việt Nam để trải nghiệm.

    Mua ở đâu? Mua như thế nào?

    Nhóm hàng cao cấp

    Tại Pháp, mình thấy có hai chuỗi cửa hàng nổi tiếng trong lĩnh vực bán lẻ mỹ phẩm cao cấp là Marionnaud và Sephora. Nếu bạn không may mắn đến châu Âu vào mua sale, bạn có thể mua sản phẩm với giá chiết khấu khoảng 10-25% với một số mẹo sau.

    Mượn thẻ thành viê từ những người sở hữu thẻ thành viên của Sephora hoặc Marionnaud tại Pháp. Nếu bạn mua hàng trực tuyến, bạn có thể tìm một số code giảm giá khoảng 20% khi mua 50 euro và 25% khi mua 100 euro.

    Đối với việc mua hàng trực tuyến, trong trường hợp bạn cảm thấy việc giao hàng tận nhà hơi bất tiện (vì bạn còn bận ngây ngất đi ngắm cảnh), bạn có thể chọn phương pháp ‘Click and Collect’ khi mua hàng. Bạn sẽ thanh toán trực tuyến, đợi khoảng 3 tiếng và đến cửa hàng Sephora gần nơi bạn ở nhất để lấy hàng về. Quá tiện phải không nào?

    Phương pháp ‘Click and Collect’ này còn rất lý tưởng nếu cửa hàng gần nơi bạn ở quá nhỏ, mặt hàng không đa dạng. Các mặt hàng bạn muốn sẽ được chuyển từ nơi khác đến cửa hàng này, bạn sẽ không phải cất công đi tìm cả ngày trời và xách một túi đồ khổng lồ trên một chặng đường dài về nhà.

    Nhóm hàng dược mỹ phẩm và hàng bình dân

    Bạn có thể mua trực tiếp tại các cửa hàng dược mỹ phẩm. Như mình đã đề cập ở trên, hệ thống nhà thuốc có mặt khắp nơi. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy sản phẩm mình muốn thôi.

    Tương tự như tại Việt Nam, nhóm hàng bình dân có mặt tại các siêu thị. Đảm bảo bạn sẽ bất ngờ vì mức độ đa dạng của các sản phẩm bình dân đấy.

    Có thể nói, mua sắm mỹ phẩm tại châu Âu không hoàn toàn như những gì mình mong đợi. Đặc biệt là về giá cả của các sản phẩm cao cấp. Nhưng điều đó không thể ngăn chúng ta bước vào một cửa hàng Sephora và hoa mắt vì sự lung linh và đa dạng của các sản phẩm. Chúc các bạn có được một chuyến đi chơi vui vẻ và chọn được những mỹ phẩm mình thích nhé.

    Đánh giá bài viết

    Đánh giá trung bình

    0/5

    (0 nhận xét)

    5 sao
    0
    4 sao
    0
    3 sao
    0
    2 sao
    0
    1 sao
    0

    Vui lòng Đăng nhập hoặc đăng ký để gửi nhận xét về sản phẩm. Cũng xin lưu ý rằng việc gửi đánh giá chỉ được kích hoạt đối với người dùng đã mua sản phẩm này.

    Bình luận

    Please login or register to submit your questions.

    Sản phẩm liên quan