Bí quyết kiềm chế khao khát nặn mụn của bạn
Mục lục
Vấn đề đối với việc bóp, nặn và cạy mụn chính là, chúng ta đều biết chúng ta có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho da và khiến các nốt mụn càng trở nên tệ hơn. Thế nhưng chúng ta vẫn cứ không thể giữ tay không chạm vào mặt được. Vậy nên trước khi bạn đào sâu tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề về da của mình, bạn nên tìm hiểu cách thức vận hành của năng não bộ và bạn đang làm tổn thương cấu trúc làn da như thế nào.
Lý do vì sao chúng ta hay sờ tay lên mặt
Khi bạn có một nốt mụn khổng lồ, lý do bạn buộc phải cạy nó đi chính là vì nó tồn tại ở đó. Trong khoảnh khắc đó, mọi người cảm thấy họ cần phải làm gì đó. Những người đôi lúc nặn hay cạy mụn đều nghĩ rằng họ đang làm mọi thứ tốt hơn – họ nghĩ họ đang giúp cải thiện tình hình. Nói cách khác, chúng ta đang cố gắng trở thành người giải quyết vấn đề – hoặc giống như người mắc chứng kiếm soát cao. Sự hài lòng khi nhìn thấy những thứ được lấy ra khỏi lỗ chân lông đem lại cảm giác mình vừa làm được điều gì đó có ích.
Cảm giác thoả mãn khi nặn mụn giải phóng dopamine, một hợp chất kích hoạt trung tâm thần kinh tưởng thưởng (reward center) của não bộ. Có một vòng tuần hoàn của sự lo lắng bất an hay phấn khích trước hành động đó và cảm giác nhẹ nhõm sau đó. Do vậy, sự giải phóng áp lực về mặt sinh lý từ nốt mụn đầu đen hay đầu trắng được bóp ra, kết hợp với cảm giác khoan khoái và dịu nhẹ về mặt tinh thần. Thật khó để cưỡng lại sự kết hợp đó.
Lý do vì sao chúng ta hay sờ hay tay lên mặt
Khi việc nặn mụn trở thành vấn đề
Nặn mụn không phải là cái tội. Trong thực tế, đó là một hành vi hết sức bình thường. (Từ góc độ tiến hoá sinh học, chúng ta muốn loại bỏ những nốt sần khỏi làn da bởi vì chúng có thể là vật ký sinh hoặc nhiễm trùng) Thế nhưng vấn đề nằm ở chỗ, nếu chúng ta coi việc bóp và nặn mụn như việc làm thường nhật – ngưng làm việc đó là một thách thức lớn.
Vấn đề nổi lên khi bạn cứ liên tục nặn mụn và cuối cùng gây ra nhiều tổn hại hơn lợi ích. Điều tồi tệ hơn nữa là khi bạn không thấy được kết quả như mong muốn, bạn cứ tiếp tục nặn – và đó là lúc tổn thương được gây ra.
Viễn cảnh tồi tệ nhất: Nếu không nặn mụn đúng cách, bạn sẽ gây ra một vết thương hở hoặc nhiễm trùng trên da. Giờ thì, bạn đã kéo dài thời gian hồi phục của làn da, đồng thời tạo cơ hội cho sẹo thâm và nhiều đợt nổi mụn nữa kéo đến – đó là một vòng tuần hoàn mà chẳng ai muốn có.
Nếu không nặn mụn đúng cách, bạn sẽ gây ra một vết thương hở hoặc nhiễm trùng trên da
Giống như tảng băng trôi, hầu hết các mụn đều nằm bên dưới bề mặt da. Sự viêm nhiễm và chất cặn bẩn gây tắc nghẽn lỗ chân lông, đều gây ra đau đớn và sưng to tận sâu bên trong lỗ chân lông. Nặn mụn có thể gây viêm nhiễm nặng hơn, đẩy bã nhờn và các chất cặn bẩn xuống sâu hơn, và làm rách nang lông – bạn đang gây thêm các tổn thương phụ. Những ảnh hưởng của việc nặn mụn là tồi tệ nhất khi bạn không nặn được thứ bên trong ra, vì thế mà tiếp tục nặn nhiều hơn nữa.
Viêm nhiễm, từ những đợt mụn ban đầu hay do nặn mụn, gây tổn thương và để lại sẹo. Cơ thể bạn để lại một “vết” nhằm đánh dấu bất kỳ sự tổn thương da nào. Da bạn sản xuất tế bào collagen mới, nhưng nó không được sắp xếp trật tự và mềm mại – các tế bào này rất dày và không theo trật tự nào cả. Nó trông không giống như làn da bình thường, và nhìn như một vết sần hay sẹo lõm vậy. Quá nhiều tổn thương làm mất sự liên kết giữa các tế bào, do đó cơ thể cố gắng liên kết chúng lại với các mô sẹo.
Nhằm bảo vệ làn da bạn không phải nhận thêm bất kỳ tổn thương nào nữa, cơ thể bạn còn tạo ra các sắc tố để phản ứng lại viêm nhiễm và hình thành thâm mụn. Nếu bạn có nhiều sắc tố đỏ trên làn da của bạn, bạn sẽ có nhiều vết sẹo ửng đỏ để lại hơn. Nếu bạn có làn da sậm màu hơn, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng đột biến sắc tố sau viêm nhiễm (PIH) cao hơn. Nhưng không có cách nào để dự đoán chính xác cách mà cơ thể bạn sẽ phản ứng. Phương pháp duy nhất để ngăn ngừa sẹo là hãy giữ tay không chạm vào mặt.
Phương pháp duy nhất để ngăn ngừa sẹo là hãy giữ tay không chạm vào mặt
Cách xử lý cảm giác thôi thúc nặn mụn của bạn
Cơ chế đối phó tốt nhất của bạn là tìm gặp một chuyên gia nhằm tìm ra cách để làm sạch làn da của mình. Nhưng ngay cả các ngôi sao cũng có vấn đề mụn nhọt thường xuyên, nên sẽ cần nhiều nỗ lực để tránh bị nổi mụn đấy.
Hãy bỏ ngay gương phóng đại của bạn đi. Không ai trông bình thường trong một cái gương phóng đại cả, và bạn không cần phải nhìn rõ như vậy đâu. Bằng cách này, bạn sẽ ít thấy “khuyết điểm” để nặn hơn.
Bạn cũng có thể áp dụng một vài chỉnh sửa trong hành vi – giới hạn thời gian trong nhà tắm và dán những mảnh giấy note lên gương có dòng chữ “Bỏ tay xuống” hay “Không được nặn mụn” Nếu cần biện pháp mạnh hơn, hãy điều trị vấn đề nặn mụn giống như cách bạn tập bỏ thói quen hút thuốc lá – hãy đeo một vòng dây thun quanh cổ tay và búng nó mỗi khi bạn có cảm giác thôi thúc muốn nặn mụn, hay tự thưởng cho bản thân mỗi ngày không nặn mụn (nhưng đừng mua đồ ngọt nhé, nó sẽ khiến mụn trở nên tệ hơn nữa đấy).
Bên cạnh đó, hãy thoa một loại kem trị liệu mụn và thâm, hay dán một miếng dáng mụn lên vùng da bị mụn khi ở nhà để nhắc nhở bản thân không được nặn.
Những cách gây xao nhãng đơn giản cũng có thể có ích. Hãy giải toả sự khó chịu của bạn bằng cách bóp nổ những miếng xốp hơi bong bóng hoặc tìm một game thú vị để chơi trên điện thoại hoặc ngồi xem một series phim tình cảm sướt mướt.
Và một biện pháp nữa, nghe có vẻ hơi không lành mạnh, đó là tìm các clip nặn mụn trên Youtube để xem, điển hình là Dr. Pimples Popper theo các bác sĩ tâm lý, việc xem các clip này có thể làm thỏa mãn đáng kể ham muốn nặn mụn của bạn đấy.
Xem thêm các bài tin tức liên quan
Please login or register to submit your questions.