facebook

Mục lục bài viết

    Những ngày vừa qua, Hà Nội nhiệt độ lên đến đỉnh điểm trên 40 độ, nắng nóng kéo dài dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, mất nước và sốc nhiệt, đặc biệt là với trẻ em, phụ nữ, những người có cơ địa yếu. Khi bạn di chuyển từ trường học, văn phòng, những nơi có máy lạnh, nhiệt độ thấp 22-25 độ C đi ra ngoài trời nhiệt độ trên 40, khoảng chênh lệch này quá lớn khiến cơ thể không kịp điều hòa nhiệt, dẫn đến hiện tượng sốc nhiệt.

    Sốc nhiệt là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C và kèm theo rối loạn chức năng thần kinh (rối loạn ý thức, hôn mê, co giật).

    Làm thế nào để ngăn ngừa sốc nhiệt và cách sơ cứu khi gặp người bị sốc nhiệt? Tham khảo ngay các thông tin Happy Skin tổng hợp từ bác sĩ nhé!

    1. Duy trì độ ẩm cơ thể 

    Cơ thể bạn có nhiều nguy cơ mất nước do nhiệt vào mùa hè. Do vậy, quan trọng là cần duy trì nước cả ngày. Để sẵn một ít muối và đường bên cạnh và bổ sung chúng bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Chúng sẽ giúp duy trì cân bằng điện giải.

    Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày.

    uong-nuoc-dung-cach-1

    2. Tránh uống rượu và caffein

    Tránh xa cà phê và rượu. Rượu và caffein đều khiến cơ thể bị mất nước và có thể gây kiệt sức do nhiệt.

    uong-nuoc-dung-cach-3

    3. Ăn nhẹ

    Ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa. Tránh đồ ăn vặt, thay vào đó là các bữa nhẹ hoa quả hoặc sa lát.  Tránh ăn gia vị cay và ăn nhiều vì có thể gây trào ngược axít và dẫn tới khó tiêu.

    4. Luôn che chắn khi ra ngoài trời

    Nếu bạn phải đi ra ngoài dưới ánh mặt trời, chiếc khăn sẽ là vị cứu tinh của bạn. Che đầu và khuôn mặt của bạn trong khi bạn đi du lịch. Nhưng đừng buộc nó quá chặt hoặc khiến cảm thấy ngộp thở. Đội mũ nếu bạn không thích khăn. Ngoài ra, bạn có thể che ô để bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.

    5. Bôi kem chống nắng

    Ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến cháy nắng và tăng sự tổng hợp sắc tố melanin. Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Chọn loại có khả năng chống được tia UVB, UVA1, UVA2. Thoa lại sau 2 giờ tiếp xúc với nắng hoặc khi đổ quá nhiều mồ hôi, khi đi bơi.

    hạn-che-vet-trang-kem-chong-nang-1

    6.Đeo kính râm

    Đôi mắt bạn bị ảnh hưởng rất nhiều trong suốt mùa hè. Viêm kết mạc, khô mắt là những bệnh mùa hè phổ biến. Đeo kính râm khi ra ngoài sẽ giúp bảo vệ khỏi tia UV.

    chon-kinh-mat-phu-hop-1

    8. Làm dịu da sau khi đi nắng

    Với nhiệt độ cao như Hà Nội những ngày qua, làn da rất dễ bị đỏ rát, cháy nắng; bạn nên mang theo bên mình những sản phẩm dạng gel chiết xuất từ dưa leo, nha đam có tính làm mát, dịu da; giúp hạ nhiệt cho vùng da bị tổn thương.

    Cách sơ cứu khi bị sốc nhiệt

    Khi gặp người bị sốc nhiệt, cần thực hiện các bước sơ cứu: Đưa nạn nhân vào bóng râm, cởi bớt quần áo, tưới nước mát hoặc nước hơi ấm lên người nạn nhân. Quạt để thúc đẩy ra mồ hôi và bốc hơi, đặt túi chườm đá ở nách và bẹn.

    Nếu nạn nhân còn tỉnh táo và có thể uống, hãy cho uống nước mát hoặc nước lạnh không chứa cồn và cafein.

    Theo dõi thân nhiệt của nạn nhân thường xuyên, liên tục làm mát cho đến khi nhiệt độ giảm xuống còn khoảng 38,3 – 38,8 độ C.

    Gọi cấp cứu nếu có thể. Nếu dịch vụ cấp cứu ở xa hay không đến ngay lập tức được có thể hỏi các nhân viên y tế cách cấp cứu nạn nhân.

    Tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR) nếu người bệnh mất ý thức và không thấy có dấu hiệu tuần hoàn như tự thở, ho và cử động.

    Lượt thích 55 comment0 view621

    Bình luận


    X

    Nhập SĐT và nhận ngay Voucher giảm 50% áp dụng cho Lấy Mụn, Detox, Destress


    *** Áp dụng cho tất cả khách hàng mới

    Công ty Happy Skin Vietnam

    Top