Emmi đã từng chia sẻ về cách chăm sóc da cho bé ở “nhà riêng” rồi, nhưng mà thấy nhiều bạn, đặc biệt là các mẹ quan tâm quá nên nghĩ là nên viết lại một bài tương tự trên nhà chung Happy Skin. Có con rồi thì tư duy làm đẹp và các mối […]
Emmi đã từng chia sẻ về cách chăm sóc da cho bé ở “nhà riêng” rồi, nhưng mà thấy nhiều bạn, đặc biệt là các mẹ quan tâm quá nên nghĩ là nên viết lại một bài tương tự trên nhà chung Happy Skin. Có con rồi thì tư duy làm đẹp và các mối […]
Mục lục bài viết
Emmi đã từng chia sẻ về cách chăm sóc da cho bé ở “nhà riêng” rồi, nhưng mà thấy nhiều bạn, đặc biệt là các mẹ quan tâm quá nên nghĩ là nên viết lại một bài tương tự trên nhà chung Happy Skin. Có con rồi thì tư duy làm đẹp và các mối quan tâm về sức khỏe cũng thay đổi lắm các bạn ạ. Từ khi có Harley cho đến bây giờ thêm bé Joy, Emmi đã không ngừng quan tâm đến cách chăm sóc da cho bé để có thể ứng biến ngay bất chấp sự thay đổi của thời tiết. Mấy tuần trước, hai mẹ con dắt díu nhau đi workshop của La Roche-Posay cùng bác sĩ Bạch Sương, thần tượng của mẹ nó mấy năm nay. Được gặp nhiều các mẹ khác, chia sẻ nhiều câu chuyện xung quanh việc chăm sóc da cho bé, Emmi tổng kết ở đây một số lưu ý dành cho các mẹ nhé.
Da em bé luôn đẹp nhờ lớp đệm nước dưới da dày hơn người lớn, cùng với chu kì thay da (skin turnover) diễn ra thường xuyên sau 14 ngày, nên thường ta có cảm giác như da em bé lúc nào cũng như nhung, mịn màng, mềm mại. Nhưng cũng vì vậy mà da em bé sẽ mỏng, độ pH cao, nên rất dễ bị mất nước, khô và kích ứng bởi các yếu tố bên ngoài. Các sản phẩm dành cho bé thường ít hương liệu, không cồn, không paraben, tập trung dưỡng ẩm và làm dịu da.
Ngoài làn da thì mắt cũng là nơi cần phải chăm chút bảo vệ. Phản xạ của mắt bé, đặc biệt trong 3 tháng đầu chưa hoàn thiện, nên nếu các sản phẩm tắm gội vô tình chảy vào mắt thì bé sẽ chưa có được phản ứng nhắm mắt lại được. Vì vậy, chọn sản phẩm càng lành tính, càng dịu nhẹ sẽ giúp bạn hạn chế được các rủi ro ảnh hưởng sức khỏe của bé.
Từ thời điểm mang thai cho đến khi có em bé, các mẹ thường chọn cho mình những sản phẩm thiên nhiên để chăm sóc da cho mình và cho cả con. Sau buổi workshop hôm đó, Emmi và bác sĩ Bạch Sương mới phát hiện điều này, và Emmi ngay lập tức nảy ra ý định viết lại các lưu ý sau để các mẹ hiểu hơn về những thành phần hữu cơ, tự nhiên sẵn có.
– Một số loại tinh dầu được khuyên không nên dùng khi mang thai như nhục đậu khấu (nutmeg), hương thảo (rosemary), húng quế (basil), xô thơm & hoa hồng (Sage & Rose). Giảng viên, đồng thời là nhà trị liệu bổ sung Denise Tiran đã chỉ ra điều này trong lời giải đáp câu hỏi “Liệu tinh dầu có phù hợp cho phụ nữ có thai”, đồng thời chỉ ra đâu là tinh dầu an toàn để, và áp dụng ra sao cho an toàn.
Tinh dầu tự nhiên chỉ thật sự tốt khi bạn chọn đúng
– Dầu dừa là thành phần chăm sóc da nhận được nhiều đánh giá trái chiều nhất. Dầu dừa có khả năng làm mềm rất tốt, và đa dụng khi vừa có thê chăm sóc da vừa làm mượt mà tóc. Thế nhưng, dầu dừa có tỉ lệ oleic acid và linoleic acid cao, cụ thể:
+ Dầu dừa (chưa tinh chế) có Oleic: 5 – 10%; Linoleic: 1 – 2.5%
+ Dầu dừa (đã tinh chế) có Oleic: 4.39%; Linoleic: 0.95%
Dầu dừa giúp da mềm mịn, nhưng cũng dễ gây bí bách cho da
Do đó, dầu dừa thường nặng, khó thấm, gây bết dính, nhờn rít, và là “nguyên nhân gây mụn” rất phổ biến, đặc biệt đối với da dầu và nếu không làm sạch đúng. Tương tự dùng để dưỡng thể thì cũng gây ra mụn lưng, ngực.
Sản phẩm gợi ý: Thay vì mất thời gian để tự làm những sản phẩm dưỡng tự nhiên (như thắng dầu dừa chẳng hạn), thì chọn một sản phẩm nhẹ dịu, an toàn và phù hợp với làn da nhạy cảm sẽ tốt hơn rất nhiều. Emmi đang cho Joy dùng chai dưỡng Lipikar Fluide, thấm rất tốt nên cả Emmi và Harley cũng cùng dùng luôn, cho cả mặt và người đều ổn cả.
Không thể phủ nhận tác dụng của trà xanh trong các sản phẩm chăm sóc da với khả nắng chống oxy hóa sẽ giúp trung hòa tác hại của gốc tự do, giúp chống lão hóa hiệu quả, đồng thời kháng khuẩn hiệu quả. Uống trà xanh mỗi ngày cũng đem lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe với chất chống lão hóa, bên cạnh các enzyme, amino acid, vitamin B và các khoáng chất khác.
Tuy vậy, Catechin (chứa EGCG, là chất chống oxy hóa mạnh gấp 20 lần Vitamin C) cũng là một thành phần kháng khuẩn, có tác dụng với mụn nhọt nhưng lại làm da bé bị khô, còn cho người lớn thì không đủ sạch. Mặc khác, cái gì quá cũng không tốt, trong sách “Nhân tố Enzyme” của Bác sĩ Hiromi Shinya cũng cảnh báo tác hại của việc uống trà xanh thay nước sẽ gây tác dụng cho sức khỏe.
Điều đầu tiên tất nhiên là phải cách ly bé khỏi nguyên nhân: tạm thời không cho mặc tả. Việc này sẽ giúp vùng da của bé được khô thoáng, kết hợp dùng những sản phẩm làm dịu khi mẩn ngứa, khô rát.
Nhưng tốt nhất là vẫn nên phòng hơn là chữa. Bí quyết của Emmi là: thay tã rất thường xuyên, đặc biệt sau khi em bú xong, vì dù tã có thấm hút tốt đến mấy, nước tiểu cũng sẽ khiến em bị hầm, chưa kể vi khuẩn phát sinh, đồng thời dùng desitin thoa dày vào bẹn, mông, loại này rất khô thoáng cho những vùng da hay tiếp xúc với ẩm ướt.
Bạn cần đưa bé đi khám da khi thấy da bé xuất hiện các triệu chứng như:
– Ngứa.
– Mẩn đỏ trên da.
– Mụn nước.
– Bong tróc da.
– …
Mẩn đỏ, ngứa rát do dị ứng ở bé cần được đưa đi khám da
Da em bé rất dễ khô, mẩn đỏ, rất dễ bị viêm da hay còn gọi là chàm (eczema). Bạn có thể xem thêm ở bài viết các loại viêm da khác nhau để có cái nhìn toàn diện nhưng vẫn đơn giản và dễ hiểu về tình trạng da này.
Ngoài việc thăm khám, và quan sát để tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh, khi da bé bị mẩn đỏ, khô, ngứa ngáy, bong tróc, nguyên tắc cơ bản nhất là phải làm dịu da & dưỡng ẩm. Ví dụ hôm trước trời hanh khô, Joy lại bị mẩn nhỏ nhỏ trên mặt, Emmi rút kinh nghiệm “sơ cứu” ngay với xịt khoáng (đừng xịt trực tiếp lên mặt bé vì (nhắc lại) bé chưa có phản xạ nhắm mắt, mình xịt ra miếng bông mềm rồi chậm lên những vùng da bị kích ứng) sau đó lại lau nhẹ đi để thoa kem làm dịu da kiêm dưỡng ẩm.
– Sữa tắm riêng dành cho bé.
– Kem dưỡng ẩm mặt và toàn thân cho da nhạy cảm.
– Kem chống hăm tã.
– Sản phẩm đa zi năng. Đơn cử Cicaplast Baume B5 của La Roche-Posay mà Emmi đang dùng, sẽ vừa giúp làm dịu da (có chứa B5 – panthenol), vừa dưỡng ẩm siêu việt (Shea Butter cùng với dưỡng ẩm quốc dân Glycerin). Muỗi đốt – bôi, da mẩn đỏ kích ứng – bôi, vùng da thô ráp như cùi chỏ – bôi, gót chân nứt nẻ – bôi xong đi vớ, da sau trị liệu kiểu peeling, laser – bôi. Dùng được cho cả mẹ và cả bé, vừa đúng vào kiểu đa zi năng nhưng lại rất được việc trong lòng Emmi.
La Roche-Posay Cicaplast Baume B5 với thành phần còn có Madecassoside và tổ hợp Copper – Zinc – Manganese
Một số sản phẩm dưỡng nhẹ dịu khác có thể dùng cho bé như:
Eucerin Baby Eczema Relief Body Creme làm dịu da kể cả đang bị eczema, cung cấp độ ẩm nhẹ nhàng.
Johnson’s Head-To-Toe Baby Lotion giàu ẩm với vitamin E, và được thử nghiệm và chấp thuận bởi bác sĩ
nhi khoa.
CeraVe Baby Moisturizing Lotion với hỗn hợp các vitamin và ceramid, dưỡng ẩm hiệu quả cho da bé.
Aveeno Baby Daily Moisture Lotion dưỡng ẩm nhẹ nhàng và giảm cảm giác ngứa rát cho da
Bài viết liên quan
Vitamin B5, còn được gọi là axit pantothenic, là một trong những vitamin nhóm B quan trọng. Provitamin panthenol chứa trong vitamin B5 (còn được gọi là pro-vitamin B5), là dạng cồn của vitamin B5. Khi các loại kem dưỡng, thuốc mỡ bôi ngoài da, bất kỳ hợp chất nào có chứa vitamin B5 được […]
Chúng ta thường nghĩ rằng nhiệm vụ của lớp hàng rào bảo vệ sẽ rất đơn giản, nhưng thật ra chúng đang làm những việc vô cùng vất vả để bảo vệ toàn bộ cấu trúc làn da bên dưới. Một hàng rào bảo vệ da yếu, bị tổn thương sẽ cho phép các chất […]
Vitamin B5, còn được gọi là axit pantothenic, là một trong những vitamin nhóm B quan trọng. Provitamin panthenol chứa trong vitamin B5 (còn được gọi là pro-vitamin B5), là dạng cồn của vitamin B5. Khi các loại kem dưỡng, thuốc mỡ bôi ngoài da, bất kỳ hợp chất nào có chứa vitamin B5 được […]
Chúng ta thường nghĩ rằng nhiệm vụ của lớp hàng rào bảo vệ sẽ rất đơn giản, nhưng thật ra chúng đang làm những việc vô cùng vất vả để bảo vệ toàn bộ cấu trúc làn da bên dưới. Một hàng rào bảo vệ da yếu, bị tổn thương sẽ cho phép các chất […]
Bình luận