• Emmié by HappySkin - Thương hiệu mỹ phẩm nồng độ cao và thiết bị làm đẹp hàng đầu Việt Nam
  •  
  • HappySkin Beauty Clinic - Hệ thống spa thẩm mỹ viện làm đẹp an toàn hàng đầu Việt Nam
  •  
  • SkinStore - Hệ thống bán lẻ trực tuyến mỹ phẩm chính hãng và uy tín nhất Việt Nam
  •  
  • Ceuticoz Việt Nam - Thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Ấn Độ

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

"Nhập ngay mã NMT15 để được giảm thêm 10% tối đa 15k cho ĐH trên 300k"

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Thương hiệu

Danh mục

Sản phẩm đã xem gần đây

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Có nên bỏ tiền để sử dụng miếng dán trắng răng, niềng răng hay bọc răng sứ?

07/12/2017 6:09:35 SA

1861

Có nên bỏ tiền để sử dụng miếng dán trắng răng, niềng răng hay bọc răng sứ?

Mục lục

    Tôi tin rằng nàng nào cũng đã từng nghe đến các phương pháp làm trắng răng nói riêng và thực hiện thẩm mỹ răng nói chung, như dùng niềng răng, dùng miếng dán trắng răng, bọc răng sứ hay chỉ dán veneer sứ… “Làm răng” là một trong những điều chỉnh thẩm mỹ đầu tiên chúng ta có thể tiếp cận, dễ dàng hơn, và ít “ồn ào, thị phi” hơn những can thiệp thay đổi làn da, cấu trúc cơ thể khác.

    Thế nhưng, ngoài việc chi phí khiến chúng ta đắn đo thì còn điều gì mà bạn có thể chưa biết, cho đến khi bắt đầu vào cuộc thì phát hiện ra mình chưa chuẩn bị kịp tinh thần? Bài viết này sẽ chỉ cho bạn thấy đâu nỗi khổ tâm của người trong cuộc, trước khi tự tin tươi cười để được nhiều người ngưỡng mộ, khen ngợi về một hàm răng trắng sáng, đều tắp như mơ.

    Niềng răng

    Tôi đã nhìn thấy những anh chị, những bạn niềng răng từ khi tôi còn nhỏ, cho đến giờ thì hình ảnh của những người đeo niềng không có gì lạ mắt nữa, thậm chí không chú ý đến luôn. Nhưng tôi lại chưa bao giờ tìm hiểu xem niềng răng là thế nào, cho đến khi cô bạn mới siết răng xong về than ê ẩm, tạm chưa ăn được nhiều. Thế thì sẵn dịp không ăn ngồi nói chuyện, cô bạn đã chia sẻ với tôi những điều mà tôi chưa bao giờ biết đến về công cuộc chỉnh nha – niềng răng.

    Niềng răng là phương pháp chỉnh nha, nhằm thay đổi cấu trúc hàm để vừa mang lại tính thẩm mỹ, vừa cải thiện sức khỏe răng miệng. Để mô phỏng về bước gắn mắc cài trước niềng, các bạn có thể xem qua một đoạn video ngắn bên dưới.

    Giải đáp những điều tôi thắc mắc, cô bạn chia sẻ:

    – Niềng răng không nhất thiết phải nhổ răng, việc đó tùy thuộc vào khung xương hàm có đủ chỗ để siết răng đều vào hay không.

    – Điều này cũng liên quan đến một mối quan tâm khác, rằng là niềng răng liệu có ảnh hưởng đến dây thần kinh? Nếu thực hiện đúng kĩ thuật, việc niềng răng chỉ tác động đến răng và xương, dây thần kinh không bị tác động.

    – Những bất tiện:

    + Nếu có nhổ răng: chuẩn bị tâm lý cho việc có thể bị sốt. Thời gian đầu niềng răng sẽ thấy răng chạy lung tung, sợi kẽm giăng khắp lối. Phải hiểu đó là một giai đoạn cần có, và phải thật bình tĩnh thực hiện theo chỉ dẫn của nha sĩ để vượt qua thuận lợi.

    + Thời gian đầu: làm quen với mọi thứ như mớ kim loại trong miệng, việc ăn uống, sinh hoạt cũng cần lưu ý. Ví dụ như tránh ăn những món có độ dai, cứng; đánh răng cũng sẽ mất thời gian hơn do phải chải cho từng mắc cài. Trong mọi giai đoạn đều nên kĩ tính và tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ để tránh bị bung hoặc lệch mắc cài, sợi kẽm cố định.

    Chải răng đúng cách cho những bạn đang niềng răng.

    + Trong khi niềng: phải đi tái khám định kì để được theo dõi và siết niềng, việc này sẽ gây tê hoặc đau tùy từng người; sử dụng miếng cố định răng hoặc thun nha khoa theo chỉ định nha sĩ. Bên cạnh đó, khi sử dụng niềng thì chắc chắn là răng sẽ dễ bị vàng, nhưng bạn chỉ cần đánh răng kĩ và đừng quá lo lắng, sau tháo niềng sẽ đi tiếp giai đoạn tẩy trắng răng. Như chăm sóc da vậy, chăm sóc da khỏe trước rồi mới đặc trị các vấn đề khác tùy tình trạng da.

    + Sau khi niềng: tái khám định kì và duy trì ngậm miếng cố định mỗi tối theo chỉ dẫn nha sĩ, vì răng đã can thiệp thẩm mỹ điều chỉnh cấu trúc. Bỏ qua việc chăm sóc và giữ gìn răng sau niềng thì sẽ phí hết tất cả công sức vì răng có xu hướng chạy về vị trí cũ, hoặc chạy lung tung. Rất tệ.

    Nên tránh nhóm thực phẩm cứng, kể cả thói quen cắn móng tay cũng nên sửa.

    Chia sẻ từ người viết: Tôi nghĩ bạn nào có ý định niềng răng và có điều kiện thì cứ chọn nơi uy tín rồi thực hiện đi thôi, tuân theo hướng dẫn nha sĩ và kĩ tính hơn trong việc chăm sóc răng là được. Khi đeo niềng bạn cũng nên có tâm lý thoải mái, như tôi thì chẳng hề thấy vài cái mắc cài không làm bạn trông xấu đi, và gương mặt kém tự tin mới là bớt đẹp. Và cuối cùng, hầu như không có ai hối hận sau niềng răng cả, vì răng đều hơn, khẩu hình cũng thoải mái, chụp hình thì tự tin hẳn lên với mọi góc máy luôn.

    Phục hồi răng

    Trám răng

    Trám răng, hay còn gọi là hàn răng, là phương pháp khôi phục lại răng bị tổn thương bằng cách làm đầy lại như hình dạng ban đầu của răng. Trước khi đưa vật liệu trám vào răng cần điều trị, nha sĩ trước tiên sẽ loại bỏ các mảng răng bị hỏng, làm sạch khu vực bị ảnh hưởng xung quanh, và sau đó tiến hành trám. Việc này cũng sẽ giúp răng được lấp đầy các vết mẻ, lỗ thủng nhằm ngăn ngừa răng hỏng nặng hơn.

    Trám răng là phương pháp giúp răng trở lại hình dáng ban đầu.

    Những chất liệu dùng để trám bao gồm:

    – Vàng (gold): được điều chế trong phòng thí nghiệm, là thành phần dễ được dung nạp bởi các mô nướu nên đem đến độ bền cao, lên đến 20 năm. Đây là một trong những chất liệu trám răng đắt tiền nhất để trám răng.

    – Sứ (porcelain): cho màu tương tự với màu răng, mang lại tính thẩm mỹ cao và độ bền tốt, nên được gọi là trám thẩm mỹ.

    – Nhựa composite (plastic tổng hợp): có màu tương tự với răng nhưng độ bền không cao, dễ bị ám màu khi sử dụng trà, café. Cũng vì lẽ đó nên chỉ nên dùng loại vật liệu này để trám vào những chỗ răng hỏng nhỏ, không dùng lực nhiều như răng hàm.

    – Amalgam (hợp kim thủy ngân, bạc, đồng, thiếc và đôi khi là kẽm): có tính chống mài mòn cao và giá thành dễ chịu, tuy nhiên có nhược điểm là màu sắc đối lập với màu răng nên dễ bị lộ chỗ trám.

    Các loại chất liệu trám thông dụng.

    Trải nghiệm bản thân: Trước khi được trám lại cái lỗ nhỏ trên răng của mình, tôi không biết quá trình sẽ diễn ra như thế nào. Và bạn biết gì không? Nha sĩ đã khoan cái lỗ sâu nhỏ đó thành một cái lỗ to, để đảm bảo cho những mảng răng hỏng được lấy đi hoàn toàn. Tôi muốn bùng nổ với 1001 câu hỏi trong đầu, vì tôi chưa từng được biết đến việc phải có một cái lỗ rất to trên răng thật. Tôi tự trách mình lần một vì không chịu tìm hiểu trước khi làm. Thực tế, việc nha sĩ làm là hoàn toàn đúng kĩ thuật, chỉ là tôi chưa được trang bị đầy đủ tinh thần dẫn đến ngạc nhiên… muốn khóc. Lần đó tôi trám hai cái một lúc, và có một trong hai phải đặt thuốc giết tủy, loại thuốc đó trong răng có mùi rất không dễ chịu nên tôi hầu như ăn uống không được gì ngon miệng trong ngày sau đó. Tôi còn lầm tưởng là do trám răng nên mới như thế, và chưa bao giờ tôi ghét cái gì nhiều như trám răng. Nhưng chỉ có hôm đó thôi. Ngay hôm sau khi thuốc giết tủy được lấy ra và cái răng được trám lại thì tôi không còn có bất cứ cảm giác khó chịu nào nữa cả.

    Kết lại, trám răng sẽ cho bạn kết quả cuối cùng khá mĩ mãn để giải quyết câu chuyện răng bị khiếm khuyết, nhưng bạn cần lưu ý một số điểm sau:

    Tìm hiểu về bất cứ dịch vụ nào trước khi sử dụng, hoặc hỏi bác sĩ/nha sĩ/chuyên viên kĩ càng trước khi quyết định thực hiện. Việc này sẽ giúp cho bạn biết được chuyện gì đang diễn ra với mình mà yên tâm. Thời điểm hiện tại, tôi được biết là có những kĩ thuật trám tiên tiến hơn, ít gây đau và chạm vào các mô răng lành.

    – Đối với trám răng, sẽ có một số loại cao trám, trong số đó tôi sử dụng trám bạc và trám thẩm mỹ. Trám thẩm mỹ dùng cao màu trắng, bạn nên dùng ở khu vực khi cười, nói sẽ nhìn thấy (hàm răng dưới, mặt ngoài chẳng hạn); trám bạc bền chắc hơn, giá thành dễ chịu hơn chút, nhưng sẽ có màu, bạn nên trám ở những chỗ răng khuất để tránh mất thẩm mỹ.

    – Đã trám răng rồi thì bạn nên có ý thức bảo vệ hàm răng của mình hơn, hạn chế kê răng cắn những vật cứng.

    – Độ bền của chất liệu trám trên răng tính bằng năm, vì vậy bạn không cần quá lo lắng về việc dễ bung, vỡ.

    Chi phí: từ 100.000đ mỗi răng (tùy nơi thực hiện, tình trạng răng và lựa chọn chất liệu)

    Làm răng sứ

    Làm răng sứ là một phương pháp phục hồi răng cho những trường hợp nặng mà không thể phục hồi bằng cách trám răng. Phục hồi ở đây không phải như da có thể tái tạo, mà là thay mới vào để hàm răng trở về trạng thái đủ và đẹp như ban đầu.

    hai phương pháp làm răng sứ, hay còn gọi là thay răng nhân tạo:

    (1) Cầu răng sứ: Chi phí phải chăng, cần hi sinh mài nhỏ hai răng nguyên vẹn bên cạnh để dùng cầu ba răng giả chụp lên, “cứu” chỗ răng bị khiếm khuyết ở giữa. Nhược điểm của phương pháp này về lâu dài sẽ bộc lộ, như yếu răng, tiêu xương, tuột nướu…

    Cầu răng sứ

    (2) Cấy ghép implant: Chi phí cao hơn làm cầu răng sứ rất nhiều lần. Răng hỏng 1 ghép 1, không làm ảnh hưởng đến răng xung quanh, tính thẩm mỹ cao và về lâu dài cũng không để lại hậu quả nghiêm trọng. Đây là quá trình cấy ghép chân răng giả bằng titanium, đặt vào trong xương hàm nhăm thay thế chân răng bị mất. Sau khi chân răng Implant được đặt vào vùng mất răng, xương sẽ tự bám vào bề mặt Implant, giúp nó dính chặt vào xương hàm. Cuối cùng, một chiếc răng sứ giống răng thật sẽ được gắn chặt trên Implant.

    Cầu răng sứ truyền thống và cấy ghép implant

    Về cảm nhận của người trong cuộc, tôi tìm hiểu thông qua một người em của mình đã từng thực hiện làm cầu răng sứ cách đây 5 năm. Nàng ta chia sẻ “Em phải nhổ răng vì bị sâu từ nhỏ, rồi lại phải quyết đình trồng răng sứ vì nếu để lâu sẽ làm lệch cấu trúc hàm do có chỗ hở. Điều làm em hối hận nhất là cứ nghe tư vấn nên làm răng mà không tìm hiểu kĩ việc sẽ bị mài hai cái răng bên cạnh đi. Bảo hành răng sứ trong 10 năm, điều này có nghĩa là nếu răng hỏng sau năm em 23 tuổi thì xem như em mất luôn hai cái răng lành trước đó. Còn về hiện tại, em ăn ăn đồ cứng bình thường và uống nước lạnh không có cảm giác ê buốt răng, vệ sinh răng miệng cũng không có gì phiền phức hết.”

    Làm trắng răng

    Làm trắng răng là nhu cầu cơ bản nhất về thẩm mỹ răng miệng ở mỗi người. Có rất nhiều cách để cải thiện độ trắng sáng của hàm răng, từ DIY các thành phần có tính tẩy, bột làm trắng, miếng dán răng hay đến nha sĩ thực hiện các phương pháp làm trắng răng hiện đại.

    Miếng dán trắng răng

    Sử dụng miếng dán trắng răng là giải pháp đem lại hiệu quả tốt và không tốn kém quá nhiều chi phí. Bạn có thể hoàn toàn tự làm tại nhà, làm việc khác (trừ ăn uống) khi đang dán răng. Tôi nhớ có một giai đoạn miếng dán răng rầm rộ khắp mọi mặt trận với những đánh giá tích cực, làm nàng nào cũng tăm tia và mang về sử dụng. Sau tất cả sự tiện lợi và hiệu quả đáng khen đó, liệu có điều gì mà nếu không tự mình trải nghiệm thì sẽ không biết đến không?

    Miếng dán trắng răng là giải pháp đem lại hiệu quả tốt và không tốn kém quá nhiều chi phí.

    Có đấy nhé!

    – Bạn có thể bị tê răng trong và sau khi dán. Có bạn thì chỉ lăn tăn nhẹ nhàng, nhưng cũng có bạn sẽ trải qua cảm giác ê buốt dữ dội.

    – Thời gian nâng tone không thấy rõ rệt sau một lần, cần ít nhất 3 lần sử dụng để cải thiện màu răng.

    – Hiệu quả trắng sáng thường giữ được 1 đến 2 tháng, vậy nên sau khi đã đạt được độ sáng nhất định thì định kì dùng lại để duy trì.

    – Kết hợp với thói quen sinh hoạt, ăn uống hợp lý để giữ màu răng: đánh răng bằng bàn chải điện hoặc kem đánh trắng răng chuyên dụng; hạn chế trà, café, nước ngọt để hạn chế làm giảm độ sáng men răng.

    – Răng nhạy cảm cần hết sức lưu ý thời gian dán, và theo dõi trong quá trình sử dụng để “cứu răng” kịp lúc.

    Cách sử dụng miếng dán trắng răng.

    Trải nghiệm thực tế từ blogger Bánh Bèo Phù Phiếm “Sau 5 lần dán thì răng mình trắng hơn so với ban đầu, ở mức độ vừa đủ để khiến mình ưng ý, diện màu son nào cũng thấy hạp và cười ngoác miệng rộng đến mang tai vì tự tin. Tuy rằng mình vốn rất khỏe nhưng vẫn gặp sự cố khi sử dụng em này: Lần thứ tư sử dụng, do dán 45 phút trong khi hướng dẫn sử dụng chỉ 30, nên răng mình bị ê ẩm kinh dị, đau cả hàm luôn, ăn đồ nóng lạnh đều ê buốt như bị tra tấn. Nên các bạn khi dùng nhớ chú ý canh thời gian nhé, dán lâu quá thì sẽ không ổn chút nào.”

    Tẩy trắng răng

    Phương pháp này nói đắt cũng không đắt, rẻ cũng không rẻ, hiệu quả mang lại duy trì 3-5 năm sau một lần thực hiện. Đặc biệt là răng trắng sáng lên rất nhiều, nhưng cũng sẽ tùy men răng của từng người mà độ sáng và đều màu khác nhau.

    Tẩy trắng răng là cách làm sáng răng hiệu quả và duy trì được khá lâu.

    Một chị bạn của blogger Emmi xinh đẹp đã chia sẻ với tôi về trải nghiệm tẩy trắng răng thế này.

    Q: Chị có kì vọng gì, hoặc tại sao lại quyết định đi tẩy trắng răng?

    A: Vì răng chị xỉn màu. Sau khi tìm hiểu, hỏi thăm ít nhất 3 nha khoa thì biết răng mình có thể làm trắng lên khá nhiều và không gây hại, nên chị quyết định làm. Kì vọng thì chỉ mong răng trắng sáng hơn lúc đó, càng nhiều càng tốt.

    Q: Ưu điểm mà chị nhận thấy được ở phương pháp này là gì?

    A: Sau khi làm xong, chị thấy lên trắng sáng hơn trước nhiều, mà sau một tuần thì quen mắt rồi nên thấy bình thường. Bác sĩ cũng nói lên trắng mức nào thì cũng tuỳ cơ địa, và sẽ không trắng đều do men răng của mình đã không đồng đều rồi. Đừng hi vọng được như hình. Thêm một ưu điểm nữa là làm tương đối nhanh, nằm làm tại phòng nha cũng không thấy mệt mỏi gì cả.

    Tẩy trắng răng được thực hiện khá nhanh và thoải mái.

    Q: Nhược điểm thì sao, có gì đặc biệt làm chị hối hận khi tẩy trắng không?

    A: Giá tương đối 4tr/lần, giữ đc 3-5 năm. Trong vòng 12-24 tiếng đầu sau khi tẩy thì sẽ bị ê nướu, 3 ngày sẽ vẫn cảm giác nướu yếu khi đánh răng. Sau đó thì hoàn toàn bình thường. Thêm nữa là phải kiêng đồ ăn màu trong vòng 1 tuần, hoàn toàn không coffee, và cố gắng duy trì như vậy trong một tháng thì càng tốt nữa.

    Emmi cũng chia sẻ thêm “Tẩy trắng răng đúng là thực hiện rất nhanh, chỉ cần làm một lần, nâng tone tốt, không bỏ sót mặt trong hay ngoài của răng.”

    Dán mặt sứ Veneer

    Dán sứ Veneer là phương pháp giải quyết cùng lúc vấn đề răng cần phục hồi (mức nhẹ) lẫn làm trắng sáng, bằng cách phủ bên ngoài răng một lớp sứ mỏng và có sự tương đồng cao với răng thật. Phương pháp này chi phí khá cao, tính trên từng răng, nhưng bù lại thì răng có thể trắng đến mức mình mong muốn và đảm bảo sử dụng lâu dài.

    Lớp veneer phủ ngoài mỏng và có sự tương đồng cao với răng thật.

    Veneer áp dụng để cải thiện một số trường hợp cụ thể:

    – Răng bị xỉn, hoặc vết trám răng trước đây bị đổi màu.

    – Mòn men răng.

    – Răng bị vỡ.

    – Răng có khoảng cách nhỏ.

    – Răng bị lệch, không ngay ngắn, hoặc có hình dạng không đều (nhưng nhấn mạnh, veneer không phải là giải pháp tối ưu cho trường hợp này, niềng răng sẽ là lựa chọn phù hợp nhất để chỉnh nha).

    Dán mặt sứ Veneer có thể cải thiện được những khuyết điểm của răng khá hoàn hảo.

    Thật tiếc là tôi chưa tìm được ai đã từng dán Veneer để được nghe trải nghiệm thực tế, thế nhưng, tôi cũng vẫn muốn cung cấp một số góc nhìn từ phía bác sĩ nha khoa đến các bạn.

    – Kỹ thuật dán Veneer đòi hỏi tay nghề cao, vậy nên bạn cần chọn nơi uy tín để có thể đảm bảo được thời gian sử dụng.

    Khi điều trị răng bằng Veneer, bề mặt răng bạn sẽ bị mài 1-2mm, bằng với độ dày của miếng veneer. Việc này không tác động đến mặt trong của răng cũng như tủy răng.

    – Veneer thường kéo dài từ 7 đến 15 năm. Sau thời gian này, veneers sẽ cần phải được thay thế.

    – Miếng dán veneer không cần có sự chăm sóc đặc biệt, chỉ cần bạn tiếp tục thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng tốt, bao gồm đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối / dung dịch sát khuẩn là được.

    – Mặc dù các mặt dán sứ này có thể chống lại các vết bẩn, nhưng nha sĩ vẫn khuyên bạn nên tránh đồ ăn và đồ uống gây dễ bám màu (ví dụ như cà phê, trà hoặc rượu vang đỏ).

    Nhược điểm của dán sứ Veneer:

    – Tốn kém. Chi phí cho mỗi răng có thể lên đến $2000.

    – Vì men răng đã được loại bỏ, răng của bạn có thể nhạy cảm với thức ăn, đồ uống nóng – lạnh.

    – Veneer trong một số trường hợp có thể không khớp chính xác với màu sắc của các răng khác. Nếu bạn có kế hoạch làm trắng răng, bạn cần phải thực hiện trước khi dán veneer.

    – Rất ít khả năng veneers bị rơi, nhưng để giảm thiểu nguy cơ này, bạn đừng cắn móng tay; nhai các vật cứng, gây áp lực quá nhiều trên răng.

    – Dán Veneer không phải là sự lựa chọn tốt cho những người có răng không khỏe (ví dụ những người bị sâu răng hoặc bệnh về nướu răng), răng bị yếu (do sâu răng, gãy xương, trám răng) hoặc đối với những người không có đủ lượng răng men trên bề mặt răng.

    Bài liên quan

    > Bạn có dám vứt ngay chiếc bàn chải đánh răng của mình sau khi đọc bài viết này?

    Đánh giá bài viết

    Đánh giá trung bình

    0/5

    (0 nhận xét)

    5 sao
    0
    4 sao
    0
    3 sao
    0
    2 sao
    0
    1 sao
    0

    Vui lòng Đăng nhập hoặc đăng ký để gửi nhận xét về sản phẩm. Cũng xin lưu ý rằng việc gửi đánh giá chỉ được kích hoạt đối với người dùng đã mua sản phẩm này.

    Bình luận

    Please login or register to submit your questions.

    Sản phẩm liên quan

    0

    "Nhập ngay mã NMT15 để được giảm thêm 10% tối đa 15k cho ĐH trên 300k"

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng