• Emmié by HappySkin - Thương hiệu mỹ phẩm nồng độ cao và thiết bị làm đẹp hàng đầu Việt Nam
  •  
  • HappySkin Beauty Clinic - Hệ thống spa thẩm mỹ viện làm đẹp an toàn hàng đầu Việt Nam
  •  
  • SkinStore - Hệ thống bán lẻ trực tuyến mỹ phẩm chính hãng và uy tín nhất Việt Nam
  •  
  • Ceuticoz Việt Nam - Thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Ấn Độ

Check in và Quay số mỗi ngày - Nhận thưởng lên tới 30k

0
0

Mách bạn cách xử lý khi da bị dị ứng mỹ phẩm

04/09/2015 7:19:48 CH

1008

Mách bạn cách xử lý khi da bị dị ứng mỹ phẩm
Mục lục

Mục lục

    Đối với một làn da nhạy cảm như mình, việc kích ứng da gần như là ‘chuyện bình thường’. Cho dù cẩn thận đọc kỹ các thành phần đến đâu, lâu lâu vẫn sơ sẩy vì thích sản phẩm nào đó quá, hoặc do không rành rẽ về các phản ứng khi kết hợp mỹ phẩm với nhau. Mặc dù vậy, cho dù bạn không sở hữu một làn da nhạy cảm hoặc dễ bị dị ứng, vẫn có khả năng bạn có phản ứng khi sử dụng sản phẩm chăm sóc da hoặc trang điểm ở đâu đó trên mặt hay cơ thể mình.

    Đối với một số người, việc tìm ra nguyên nhân của vấn đề và ngưng sử dụng các sản phẩm đấy ngay lập tức, da sẽ cải thiện sau 1 đến 2 ngày. Với những người khác, ngay cả khi bạn ngưng sử dụng những sản phẩm này, da của bạn vẫn bị kích ứng sau nhiều ngày, thâm chí nhiều tháng. Mình viết bài này, trước hết là để ‘trấn an’ các bạn, rằng việc dị ứng mỹ phẩm không phải là một vấn đề nghiêm trọng, nếu bạn biết xử lý và phòng tránh đúng cách.

    Cho dù bạn không sở hữu một làn da nhạy cảm hoặc dễ bị dị ứng, vẫn có khả năng bạn có phản ứng khi sử dụng sản phẩm chăm sóc da

    Các hiện tượng dị ứng mỹ phẩm thường gặp

    Nổi mụn: Đây là một trong những biểu hiện phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp. Việc nổi mụn là hậu quả của việc sử dụng một số loại mỹ phẩm làm tăng tiết bã nhờn, bịt kín lỗ chân lông, làm cho da luôn trong tình trạng “ nghẹt thở”.

    Viêm da dị ứng: Đây là loại dị ứng nghiêm trọng hơn. Da bạn xuất hiện từng mảng hồng ban, kèm theo mụn nhọt, mụn trứng cá và bỏng nước rất khó chịu. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời rất dễ gây nhiễm trùng da.

    Mề đay: Nếu gặp phải tình trạng này da bạn sẽ sưng nề, ban đỏ và kèm theo ngứa rát rất khó chịu.

    Chàm tiếp xúc: Từng mảng hồng ban kèm theo bỏng nước xuất hiện trênvùng da dùng mỹ phẩm.

    Khô da: Tình trạng da trở nên khô ráp và tróc vảy.

    Sạm da: Các mỹ phẩm thường rất dễ bắt nắng. Cho nên khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường làm tăng sắc tố da, khiến da bị sạm đen

    Lão hóa da: Là tình trạng da trở nên khô, nhăn, các đốm nâu xuất hiện ngày càng nhiều.

    Tránh các thành phần gây ra vấn đề

    Tìm ra những sản phẩm hoặc những thành phần gây ra vấn đề và ngưng dùng chúng. Nghe thì có vẻ đơn giản. Ví dụ như nếu bạn bắt đầu dùng một kem che khuyết điểm mới và sau vài giờ, vùng da này trở nên đỏ và châm chích, rõ ràng kem che khuyết điểm là nguyên nhân. Nhưng thực tế việc phát hiện ra nguyên nhân không nhanh chóng và đơn giản chút nào. Lý do là vì việc các phản ứng trên da không diễn da nhanh chóng, có thể vài tuần hoặc vài tháng, thậm chí vài năm sau khi bạn sử dụng sản phẩm trước khi các phản ứng tiêu cực diễn ra trên da. Hơn nữa, với số lượng mỹ phẩm trung bình chúng dùng hàng ngày, việc xác định đâu là nguyên nhân gây kích ứng là một thử thách lớn.

    Và để khiến vấn đề trở nên rắc rối hơn, có thể không phải là một sản phẩm riêng lẻ mà là việc kết hợp nhiều sản phẩm gây ra vấn đề (ví dụ như không phải kem che khuyết điểm là nguyên nhân gây kích ứng, mà là sự kết hợp của kem dưỡng, kem nền và che khuyết điểm là nguyên nhân của vấn đề. Điều quan trọng là bạn phải kiên nhẫn, hãy thử từng sản phẩm và các kết hợp sản phẩm bạn nghi ngờ và sau đó xem xem da của bạn phản ứng thế nào khi bạn ngưng sử dụng.

    Hãy tránh các điều sau

    • Những sản phẩm tẩy tế bào chết hạt quá thô
    • Toner có chứa thành phần kích ứng (phổ biến nhất là cồn và methol)
    • Nước quá nóng hoặc quá lạnh
    • Xông hơi hoặc chườm đá da
    • Các loại mặt nạ chứa các thành phần gây kích ứng (tinh dầu và polivinyl alcohol)
    • Xơ mướp
    • Xà phòng dạng bánh

    Một số các thành phần dễ gây kích ứng

    Điều quan trọng là bạn phải kiên nhẫn, hãy thử từng sản phẩm và các kết hợp sản phẩm bạn nghi ngờ

    • SD Alcohol (cồn khô)
    • Ammonia
    • Arnica
    • Balm mint
    • Balsam
    • Benzalkonium chloride
    • Benzyl alcohol
    • Bergamot
    • Camphor
    • Cinnamon
    • Citrus juices and oils
    • Clove
    • Clover blossom
    • Coriander
    • Essential oils
    • Ethanol
    • Eucalyptus
    • Eugenol
    • Fennel
    • Fennel oil
    • Fir needle
    • Fragrance
    • Geranium
    • Grapefruit
    • Horsetail
    • Isoeugenol
    • Lavender
    • Lemon
    • Lemongrass
    • Lime
    • Linalool
    • Marjoram
    • Melissa (lemon balm)
    • Menthol
    • Menthoxypropanediol
    • Menthyl Acetate
    • Mint
    • Oak bark
    • Orange
    • Papaya
    • Peppermint
    • Phenol
    • Sandalwood oil
    • Sodium C14-16 olefin sulfate
    • Sodium lauryl sulfate
    • TEA-lauryl sulfate
    • Thyme
    • Wintergreen
    • Witch hazel
    • Ylang-ylang

    Cân nhắc sử dụng Cortisone Cream

    Không bôi cortisone lên da mặt nếu không có chỉ định của bác sĩ vì nó có thể gây ra các phản ứng phụ không mong muốn

    Đối với một số nguồn thông tin đáng tin cậy như Paula’Choice, WebMD, cho dù bạn có thể tìm ra nguyên nhân gây kích ứng hay không, loại kem cortisone cũng có thể giúp ích cho bạn. Khi Cortisone được thoa lên vùng da bị kích ứng, viêm, chúng sẽ làm ngưng các phản ứng gây ra vấn đề. Ngay khi bạn bị kích ứng, hãy bôi cortisone lên vùng da đó một vài ngày, ngay cả khi mọi thứ tưởng chừng đã trở lại bình thường. Hãy nhớ rằng da có thể duy trì phản ứng nhạy cảm hoặc dị ứng trong thời gian dài. Tuy nhiên, hãy lưu ý một điều: trong thời gian dài, cortisone có thể làm ảnh hưởng đến collagen và ellastin trên da. Do vậy, bạn chỉ nên dùng cortisone một thời gian ngắn.

    Đặc biệt, không bôi cortisone lên da mặt nếu không có chỉ định của bác sĩ vì nó có thể gây ra các phản ứng phụ không mong muốn.

    Đối với cá nhân mình, khi bị dị ứng mỹ phẩm, nếu nhẹ như da bị khô và châm chích, không viêm, không đỏ rát, mình sẽ ngưng các sản phẩm đang dùng và chỉ tập trung vào dưỡng ẩm và chống nắng thôi. Nếu mình bị nổi mề đay hay nặng hơn, mình sẽ ngay lập tức đi gặp bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ chuyên khoa dị ứng.

    Tránh các nguyên nhân khác gây kích ứng da

    Trong khi bạn đang phải chiến đấu với các phản ứng trên da, hãy ngưng các chất gây kích ứng da trên vùng da cần điều trị. Chất tạo mùi, tẩy da chết, khăn mặt, AHA, Retin-A, Renova, benzoyl peroxide, chất làm sáng hay hay những sản phẩm dưỡng da khác có hoạt chất gây kích ứng. Tránh xông hơi, nước nóng hay nước lạnh, đổ mồ hôi hoặc chà xát lên vùng da có vấn đề.

    Kích ứng da không chỉ là các hiện tượng châm chích bình thường, đằng sau chúng là nhiều sự thật đáng sợ như sau:

    + Kích ứng hàng ngày sẽ hủy hoại các chất (như collagen) bạn cần để khiến da mượt mà, săn chắc và khỏe mạnh.

    + Kích ứng ảnh hưởng đến khả năng tự hồi phục và duy trì các chất khiến da trông trẻ trung hơn.

    + Với da dầu, kích ứng da sẽ kích thích thần kinh dưới da, khiến dầu tiết ra nhiều hơn.

    + Cho dù bạn có thấy hậu quả của kích ứng da hay không, chúng vẫn xảy da một cách âm thầm dưới da của bạn. Và hậu quả chỉ được nhìn thấy sau vài năm, khi da không đầu màu, lỗ chân lông to.

    + Kích ứng có thể khiến làn da thường, khỏe mạnh trở nên nhạy cảm

    Gặp bác sĩ

    Nếu tình trạng của bạn không cải thiện sau 4 đến 6 tuần, hãy tìm đế sự giúp đỡ của bác sĩ. Nếu bạn nghi ngò bạn đang gặp tình trang dị ứng nghiêm trọng (châm chích, đỏ, đau nhức thường xuyên), đừng chân chờ mà hãy đi gặp bác sĩ ngay lập tức nhé.

    Đánh giá bài viết

    Đánh giá trung bình

    0/5

    (0 nhận xét)

    5 sao
    0
    4 sao
    0
    3 sao
    0
    2 sao
    0
    1 sao
    0

    Vui lòng Đăng nhập hoặc đăng ký để gửi nhận xét về sản phẩm. Cũng xin lưu ý rằng việc gửi đánh giá chỉ được kích hoạt đối với người dùng đã mua sản phẩm này.

    Bình luận

    Please login or register to submit your questions.

    Sản phẩm liên quan

    Deal Wheel