• Emmié by HappySkin - Thương hiệu mỹ phẩm nồng độ cao và thiết bị làm đẹp hàng đầu Việt Nam
  •  
  • HappySkin Beauty Clinic - Hệ thống spa thẩm mỹ viện làm đẹp an toàn hàng đầu Việt Nam
  •  
  • SkinStore - Hệ thống bán lẻ trực tuyến mỹ phẩm chính hãng và uy tín nhất Việt Nam
  •  
  • Ceuticoz Việt Nam - Thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Ấn Độ

Check in và Quay số mỗi ngày - Nhận thưởng lên tới 30k

0
0

Cách phân biệt sản phẩm tự nhiên và hữu cơ

14/09/2015 2:52:04 CH

625

Cách phân biệt sản phẩm tự nhiên và hữu cơ
Mục lục

Mục lục

    Sản phẩm làm đẹp tự nhiên và hữu cơ đang ngày càng được ưa chuộng và phổ biến hơn những năm gần đây. Nhưng những từ ngữ như ‘hữu cơ’ hay ‘tự nhiên’ có thể gây hiểu lầm. Chúng được dùng để thay thế cho nhau dù sự thật là chúng không hoàn toàn giống nhau. Điều đó gây nên sự nhầm lẫn với người mua và đôi khi khiến chúng ta mua những thứ mình không mong muốn. Ví dụ nhé, bạn có biết rằng thuật ngữ “tự nhiên” hoàn toàn không được kiểm soát bởi FDA? Bất kỳ công ty nào cũng có thể dán cụm từ ấy lên nhãn, ngay cả khi phần giới thiệu sản phẩm đã đầy ắp thành phần hóa chất tổng hợp. Không có gì phải lo lắng cả! Với một chút bí quyết, bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn để phân biệt sự khác biệt giữa những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.

    Natural – Tự nhiên

    Dù thuật ngữ này không được quy định rõ ràng, nhưng không phải tất cả các sản phẩm với từ “tự nhiên” trên nhãn đều là giả dối. Một sản phẩm được xem là ‘tự nhiên’ khi nó có chứa thành phần có nguồn gốc thiên nhiên thay vì được tạo ra bằng cách tổng hợp. Hóa chất tổng hợp thường được sản xuất trong phòng thí nghiệm, chúng có thể là những thành phần không được tìm thấy trong tự nhiên hoặc là các phiên bản nhân tạo của các thành phần này. Ví dụ như Vitamin E. Tốt nhất là bạn nên nghiên cứu rõ các thành phần. Hãy nhớ rằng chúng được liệt kê từ tỷ lệ cao nhất đến thấp nhất, do đó, hãy chọn sản phẩm mà thành phần hóa chất tổng hợp nằm dưới cùng danh sách, nếu tính tất cả.

    Có lẽ điều này sẽ làm bạn bối rối một chút: Tên khoa học của một số thành phần tự nhiên nghe có vẻ giống như hóa chất tổng hợp. Ví dụ như natri clorua chỉ là muối biển, và axit citric là hợp chất tìm thấy trong chanh và trái cây họ cam quýt khác. Hãy bình tĩnh! Thông thường, nếu thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên, chúng sẽ được ghi chú rõ ràng trong danh sách thành phần. Ví dụ như trong danh sách thành phần của chai SOS Thirst Quenching serum, các thành phần được đánh dấu * có nguồn gốc từ thiên nhiên.

    Một sản phẩm được xem là ‘tự nhiên’ khi nó có chứa thành phần có nguồn gốc thiên nhiên thay vì được tạo ra bằng cách tổng hợp

    Thông thường những sản phẩm tự nhiên thường không chứa hóa chất tổng hợp từ dầu mỏ, parabens, sodium lauryl và laureth sulfates, phthalates, màu tổng hợp.

    Một điểm khác bạn có thể dựa vào để lựa chọn là chứng nhận từ NPA (Natural Products Association) có mặt trên gần 800 sản phẩm tại Mỹ. Để có được con dấu của NPA, một sản phẩm phải chứa ít nhất 95% nguyên liệu từ thiên nhiên (không bao gồm nước) được làm từ các nguồn không liên quan đến dầu mỏ, các nguồn thực vật, động vật và khoáng vật có thể tái tạo được. Bao bì sản phẩm phải có ý thức bảo vệ môi trường và hoàn toàn không thử nghiệm trên động vật.

    Organic – Hữu cơ

    Điểm khác biệt chính giữa sản phẩm tự nhiên và hữu cơ đó là sản phẩm được dán nhãn hữu cơ cần vượt qua nhiều tiêu chuẩn phức tạp hơn. Để một sản phẩm được xem là hữu cơ, thành phần phải được điều chế từ cây trông không sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp, phân bón có nguồn gốc dầu mỏ và hoàn toàn không sử dụng công nghệ biến đổi gen (GMO).

    Theo U.S. Department of Agriculture National Organic Program:

    Một sản phẩm có chứa một thành phần hữu cơ nhất định nhưng dưới 70% tổng thành phần có thể dán nhãn ‘Organic Ingredients’.

    Một sản phẩm có hơn 70% thành phần hữu cơ có thể được dán nhãn ‘Made With Organic Ingredients’.

    Hãy tìm sản phẩm có dán nhãn USDA Organic, vì điều đó có nghĩa là sản phẩm ấy có chứa ít nhất 95% thành phần hữu cơ.

    Bên cạnh đó, có một số chứng chỉ phổ biến về sản phẩm tự nhiên và hữu cơ như sau:

    Ecocert for natural & organic cosmetic label

    Tối thiểu cần có 95% thành phần có nguồn gốc thực vật trong công thức và tối thiểu 10% thành phần tính trên khối lượng đến từ việc canh tác hữu cơ.

    Ecocert for natural cosmetic label

    Tối thiểu cần có 50% thành phần có nguồn gốc thực vật trong công thức và tối thiểu 5% thành phần tính trên khối lượng đến từ việc canh tác hữu cơ.

    UK Soil Association Certification

    Với các sản phẩm tại Anh, bên cạnh việc không có hóa chất độc hại, công thức phải chứa ít nhất 90% thành phần hữu cơ.

    Australian Certified Organic

    Sản phẩm phải chứa 95% thành phần hữu cơ và 5% còn lại giới hạn trong các thành phần thiên nhiên. Tại Úc, chứng chỉ này đồng nghĩa với việc không có thành phần tổng hợp trong sản phẩm.

    Synthetic-Free hoặc Chemical Free – Không có chất tổng hợp hay không có hóa chất

    Đó là một sản phẩm không chứa thành phần nhân tạo, 100% thành phần được tạo ra từ các nguyên tố hoặc các hợp chất làm từ tự nhiên. Tuy nhiên, bạn phải biết rằng một sản phẩm có thể vừa không có chất tổng hợp đồng thời cũng không phải là sản phẩm hữu cơ, và ngược lại. Ví dụ như các sản phẩm có nguồn gốc từ các cây trồng sử dụng công nghệ GMO có thể được xem là synthetic-free nhưng không được xem là các sản phẩm hữu cơ. Ngược lại, những sản phẩm hữu cơ cũng có thể chứa các thành phần tổng hợp như các loại chất bảo quản, chất tẩy rửa…

    Cruelty Free – Nhân đạo

    Các sản phẩm có nhãn ‘Nhân đạo’ hay ‘Chay’ không hoàn toàn liên quan đến ‘Tự nhiên’ hoặc ‘Hữu cơ’ mặc dù đôi khi chúng cũng trùng với nhau. Đã bao giờ bạn thấy một biểu tượng nhỏ hình con thỏ trên nhãn mỹ phẩm chưa? Đó là chứng nhận Leaping Bunny, có nghĩa là không một trong số các thành phần của sản phẩm được thử nghiệm trên động vật.

    Các sản phẩm có nhãn ‘Nhân đạo’ hay ‘Chay’ không hoàn toàn liên quan đến ‘Tự nhiên’ hoặc ‘Hữu cơ’ mặc dù đôi khi chúng cũng trùng với nhau

    Một điều cần lưu ý là trong năm 2013, châu Âu đã cấm thử nghiệm trên động vật với tất cả các mỹ phẩm sản xuất và bán trong khu vực. Một số tiểu bang ở Mỹ đã bắt đầu thực hiện các sáng kiến tương tự, nhưng tất cả các công ty mỹ phẩm bán ở Trung Quốc được yêu cầu phải thử nghiệm trên động vật, theo pháp luật của đất nước này, nghĩa là rất nhiều thương hiệu lớn vẫn tiếp tục thử nghiệm trên động vật.

    Sản phẩm nhân đạo – nghĩa là chúng không thử nghiệm trên động vật – hoàn toàn không đồng nghĩa với việc chúng là sản phẩm chay, hữu cơ hay tự nhiên. Có rất nhiều nhà sản xuất lớn không sử dụng động vật để thí nghiệm nhưng sản phẩm của họ hầu hết lại chứa các thành phần tổng hợp.

    Vegan – Đồ chay

    Tương tự như vậy, sản phẩm được dán nhãn ‘Vegan’ tức là không có nguồn gốc từ động vật. Các thành phần được tổng hợp các nguồn như khoáng vật cũng được xem là không liên quan đến động vật. Do vậy, ý nghĩa của thuật ngữ này trong việc xác định nguồn gốc sản phẩm tự phẩm là không cao.

    Tóm lại, khi mua các sản phẩm làm đẹp tự nhiên hay hữu cơ, đừng để các lời quảng cáo dụ dỗ. Hãy nhớ rằng bao bì sản phẩm và quảng cáo có thể sử dụng những từ ngữ gây ra các hiểu sai. Hãy đầu tư thời gian nghiên cứu về các thành phần mỹ phẩm và nhà sản xuất, đồng thời đọc kỹ thành phần trước khi sử dụng.

    Đánh giá bài viết

    Đánh giá trung bình

    0/5

    (0 nhận xét)

    5 sao
    0
    4 sao
    0
    3 sao
    0
    2 sao
    0
    1 sao
    0

    Vui lòng Đăng nhập hoặc đăng ký để gửi nhận xét về sản phẩm. Cũng xin lưu ý rằng việc gửi đánh giá chỉ được kích hoạt đối với người dùng đã mua sản phẩm này.

    Bình luận

    Please login or register to submit your questions.

    Sản phẩm liên quan

    Deal Wheel