Những Điều Bạn Cần Biết Về Thâm Mụn Và Cách Ngăn Ngừa
Mục lục
Những đốm mụn đáng ghét trên cằm của bạn đã ngưng sưng tấy, da mặt của bạn cuối cùng cùng trở nên phăng phiu trở lại và không có bất cứ vết sẹo lồi lõm nào do mụn còn sót lại trên mặt. Nhưng đột nhiên lại có những vết nâu, thâm mụn không chịu biến mất và chúng cứ ở đấy mấy tuần liền. Chúc mừng bạn, bạn vừa trở thành hội viên thân thiết của câu lạc bộ tăng sắc tố sau viêm rồi đấy!
Vậy hiện tượng tăng sắc tố sau viêm là gì?
Tăng sắc tố sau viêm, thường được viết tắt là PIH -Post-Inflammatory Hyperpigmentation, là sắc tố bất thường dựng đầu của nó lên sau khi da bạn bị viêm nhiễm hoặc chấn thương. Nó có thể xảy ra sau khi bạn bị mụn, eczema, dị ứng,bị phỏng hoặc thậm chí sau khi vừa tấy da chết hóa học, điều trị bằng lazer hoặc trị liệu bằng retinoid. Đa số bạn sẽ thấy PIH là những vết nâu phẳng trên những vùng từng bị viêm nhiễm. Tùy vào việc bạn may mắn đến đâu, những đốm này sẽ biến mất trong vài tuần .. hoặc cứ lì ở đó suốt tận hai năm!
PIH là một vấn đề phổ biến, thường gặp ở người có làn da sậm hoặc các nàng Châu Á da trắng. Một cách để tìm ra liệu bạn có phải là ứng cử viên xuất sắc cho việc phát triển PIH hay không là kiểm tra đốt ngón tay mà bạn hay bẻ tay có đen hơn những phần da khác trên cơ thể không.
Làm cách nào để ngăn chặn PIH?
Cũng giống như nhiều vấn đề khác trong lĩnh vực chăm sóc da, việc ngăn chặn PIH dễ hơn việc chữa trị chúng đấy. Sau đây là những cách giúp bạn giảm PIH:
1. Hạn chế nặn mụn
Nặn mụn khiến mụn sẽ biến mất nhanh hơn nếu bạn đủ may mắn, nhưng đồng thời nó cũng làm lây lan sự viêm nhiễm và khiến da càng nghiêm trọng hơn. Cuối cùng da bạn sẽ bị nhiều PIH hơn bình thường đấy. Thay vào đó, hãy sử dụng phưowng pháp nhẹ nhàng để tẩy đi những đợt bùng mụn nhưg miếng dán chứa hydrocolloid và điều trị bằng axit salicylic.
2. Hãy hỏi biện pháp phòng ngừa trước khi thực hiện trị liệu thẩm mỹ
Nếu bạn sắp thực hiện trị liệu thẩm mỹ với nhiều nguy cơ gây ra PIH như lột da mặt, tái tạo cấu trúc da bằng lazer hoặc phẫu thuật, hãy chắc chắn rằng bạn đã tham vấn kĩ với bác sĩ về các biện pháp phòng ngừa. Bắt đầu cuộc điều trị bằng tretinoin trước thủ thuật có thể làm giảm sự sản xuất sắc tố một cách đáng kể, ngay cả nếu như PIH có bùng phát thì chúng cũng sẽ kết thúc mau chóng hơn.
3. Cẩn trọng với kích thích trong quá trình chăm sóc da
Những liệu trình với AHAs và retinol có khả năng chống lão hóa đáng kinh ngạc nhưng chúng thường sẽ khiến da khá khó chịu, có nghĩa rằng chúng có thể khiến da bị viêm và PIH. Hãy bắt đầu một cách từ từ và từ tốn với những hóa chất này trên da, mỗi ngày mới tăng thêm một chút và chắc chắn rằng bạn sử dụng chậm lại nếu tình trạng da bị mẩn ngứa tiếp tục diễn ra. Điều này cũng đặc biệt quan trọng với những ai có da nhạy cảm.
4. Luôn luôn sử dụng kem chống nắng
Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng có thể làm tăng sắc tố da và PIH là điều không thể tránh khỏi. Hãy sử dụng một lượng vừa đủ kem chống nắng phổ rộng với lớp bảo vệ UVA và UVB mỗi ngày để tăng tốc độ mờ đi của PIH và sử dụng nón hoặc trốn vào bóng râm để né những tia nắng trực tiếp chiếu vào vùng da cần chữa trị.
5. Điều trị PIH với những liệu trình không gây kích ứng
Top các sản phẩm dưỡng trắng mờ thâm
Đừng cố gắng chà mạnh để tẩy đi những đốm PIH! Việc đó chỉ khiến việc viêm da trở nên tệ hơn thôi. Thay vào đó, hãy sử dụng kem bôi ngoài da có tác dụng trực tiếp lên những đốm sắc tố da. Một số thành phần được kê toa mà bạn có thể tham khảo với bác sĩ bao gồm mequinol, tretinoin và axit azelaic. Và đồng thời cũng có một vài thành phần kích hoạt trong vài thuốc không cần kê đơn đáng để thử như ascorbic (vitamin C), chiết xuất licorice(liquirtin), axit kojic và arbutin.
Top Vitamin C được các beauty blogger yêu thích
Xem thêm các bài tin tức liên quan
Please login or register to submit your questions.