• Emmié by HappySkin - Thương hiệu mỹ phẩm nồng độ cao và thiết bị làm đẹp hàng đầu Việt Nam
  •  
  • HappySkin Beauty Clinic - Hệ thống spa thẩm mỹ viện làm đẹp an toàn hàng đầu Việt Nam
  •  
  • SkinStore - Hệ thống bán lẻ trực tuyến mỹ phẩm chính hãng và uy tín nhất Việt Nam
  •  
  • Ceuticoz Việt Nam - Thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Ấn Độ

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Thương hiệu

Danh mục

Sản phẩm đã xem gần đây

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Niacinamide và Acid có thật sự KẾT HỢP ĐƯỢC với nhau?

23/07/2021 12:48:16 SA

554

Niacinamide và Acid có thật sự KẾT HỢP ĐƯỢC với nhau?

Mục lục

    Niacinamide kết hợp với các dung dịch acid như BHAs/AHAs liệu có gây kích ứng da không? Đây chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều skincare-holic quan tâm khi muốn đầu tư hơn vào chu trình chăm sóc da của mình. Vậy hãy cùng Happy Skin tìm hiểu vấn đề này để cùng nhau chăm sóc da hiệu quả hơn nhé!

    Niacinamide là gì?

    Niacinamide (còn được gọi là Nicotinamide) là dạng amide nhóm Vitamin B3, khá bền vững và tan được trong nước. Niacinamide sẽ được chuyển thành NADH và NADPH để tham gia các phản ứng trong cơ thể. Từ đó sẽ mang đến các tác dụng có lợi như tăng tổng hợp protein hạn chế tình trạng lão hoá, giảm mất nước, cải thiện độ ẩm của lớp sừng, kiểm soát dầu, làm đều màu da, phục hồi màng bảo vệ da và chống oxy hoá. Ở da lão hóa, sử dụng Niacinamide có thể cải thiện cấu trúc bề mặt, làm mờ nếp nhăn. Hiệu quả của Niacinamide trong y khoa hay làm đẹp đã được chứng minh.

    Niacinamide

    Da sau 12 tuần điều trị với 5% Niacinamide

    Niacin là gì?

    Niacin (được gọi là nicotinic acid) có gốc carboxyl, dạng ban đầu của Vitamin B3. Niacin được dùng để điều trị các bệnh rối loạn lipid máu, pellagra nhưng có tác dụng phụ là đỏ bừng da và hơi châm chích (flushing) trong vài giờ.

    Niacin

    Nguyên nhân là do niacin kích thích các tế bào Langerhans ở da, hoạt hoá thụ thể GPR109A làm tăng arachidonic acid và prostaglandins như là prostaglandin D2 (PGD2), prostaglandin E2 (PGE2). Sau đó, các thụ thể prostaglandin trong mao mạch được kích hoạt và gây giãn mạch.

    Cơ chế gây giãn mạch của Niacin

    Niacinamide liệu có bị biến đổi trong môi trường acid?

    Phản ứng chuyển Niacinamide thành Niacin được gọi là phản ứng thuỷ phân.

    Niacinamide chuyển hoá thành Niacin

    Do Niacinamide rất bền nên nó cần những điều kiện đặc hiệu về môi trường hay nhiệt độ mới làm biến đổi thành Niacin. Nghiên cứu cho thấy dung dịch Niacinamide 10% sau khi đun nóng ở nhiệt độ 120oC trong 20 phút vẫn không tạo được Niacin. Một nghiên cứu khác cho thấy chỉ 50% Niacinamide được chuyển thành Niacin sau 3 ngày trong dung dịch có pH 2,03 ở nhiệt độ 89.4oC

    Nhiệt độ cao sẽ xúc tác phản ứng nhanh xảy ra nhanh hơn nhưng nhiệt độ ở hai nghiên cứu này khá cao so với điều kiện thực tế trên da chúng ta. Một nghiên cứu ở nhiệt độ 45oC và nhiệt độ phòng với Niacinamide trong môi trường pH acid cũng được tiến hành và cho thấy rằng sau 6 tuần thì mới có một lượng (<1,5%) Niacin xuất hiện.

    <1,5% Niacin xuất hiện khi Niacinamide 10 mg/ml ở nhiệt độ 45oC và nhiệt độ phòng trong pH acid sau 6 tuần

    Nhìn chung, trong điều kiện thực tế thì việc Niacin được tạo thành trên bề mặt da nếu bạn sử dụng chung 2 sản phẩm có AHAs/BHAs và sản phẩm chứa Niacinamide là có nhưng sẽ rất khó. Nếu cả Niacinamide và acid cùng trong một sản phẩm thì còn tùy thuộc vào các yếu tố phụ khác như thời gian hay tá dược đi kèm. Thường một sản phẩm hoàn chỉnh đã được nghiên cứu về tương kỵ, độ ổn định của sản phẩm nên bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của hãng. Dù phản ứng không mong muốn trên da là có nhưng Niacin gây đỏ bừng da và hơi châm chích (do giãn mạch) trong vài giờ chứ không gây kích ứng, dị ứng da. Nếu có kích ứng xảy ra, bạn nên xem lại sản phẩm acid đang dùng hay tình trạng da của bạn hiện tại. Bạn có thể dùng cách buổi hay xen kẽ ngày để tìm nguyên nhân hoặc liên hệ với bác sĩ để được tư vấn thêm.

    Kết hợp Niacinamide và Acid như thế nào cho đúng?

    Trên lý thuyết, Niacinamide hoạt động tốt ở khoảng pH 5-6 và dung dịch acid thường hoạt động pH khoảng 2-4, đó là lý do bạn không nên thoa chồng lớp lên nhau mà cần có thời gian nghỉ giữa hai sản phẩm để các thành phần thẩm thấu vào da và pH da ổn định hơn. Tuy nhiên, khái niệm này sẽ đúng hơn với những sản phẩm có nồng độ cao, ví dụ serum chứa 10% Niacinamide với Acid Toner chứa 10% thì nên đợi 20-30p. Với trường hợp cả 2 sản phẩm hoặc 1 trong 2 có nồng độ Niacinamide/Acid thấp hơn có thể chỉ cần đợi 10 – 15p. Vì sao vậy? Lý do là vì, lúc này, Niacinamide/Acid không đạt đúng độ pH như lý thuyết, thậm chí không phải là hoạt chất mục tiêu mang lại hiệu quả chính cho sản phẩm nên khả năng tương tác lẫn nhau và giảm tác dụng rất ít gặp. Trên thị trường, đôi lúc còn có thể “bắt gặp” Niacinamide và Acid trong cùng 1 sản phẩm đấy!

    Cách 1: Lỏng trước – đặc sau

    Cách này sẽ phù hợp khi các bạn sử dụng 2 sản phẩm có kết cấu khác nhau.

    Sử dụng sản phẩm kết cấu lỏng trước – đặc sau

    Cách 2: pH thấp trước – pH cao sau

    Nếu như vậy thì trình tự sử dụng sẽ là acid trước, sau khoảng 20-30 phút thì sử dụng tiếp Niacinamide.

    Thang đo pH

    Cách 3: Theo tình trạng da

    Nếu da bạn nhạy cảm thì nên sử dụng cách ngày hoặc phân chia sử dụng sáng/tối. Ví dụ chu trình của bạn có acid toners và nước thần (có chứa Niacinamide) thì các bạn có thể sử dụng nước thần trước để làm ẩm da, hạn chế kích thích do acid toners trên da. Nếu da bạn đang kích ứng, vừa thực hiện điều trị xâm lấn hay đang có các vết thương hở thì tạm thời đừng nên kết hợp Niacinamide và dung dịch acid AHAs/BHAs trong chu trình chăm sóc da nhé.

    Gợi ý chu trình chăm sóc da buổi tối cho da nhạy cảm

    Còn da bạn khoẻ và dày sừng, dễ bị tắc nghẽn và muốn phát huy tác dụng của dung dịch acid thì bạn có thể sử dụng acid trước, 10-15 phút sau hẳn sử dụng nước thần (có chứa Niacinamide) để chuẩn bị da cho các bước chăm sóc da sau.

    Gợi ý một số sản phẩm

    1. Dung dịch cân bằng da và tẩy tế bào chết 2 trong 1 Emmié Daily Glow Exfoliating Solution Toner 5%

    Dung dịch cân bằng tẩy tế bào chết mang đến cho bạn làn da mềm mại, đầy sức sống và rạng rỡ khi dùng hàng ngày. Sản phẩm có chứa 5% PHA/NANO AHA giúp tẩy tế bào chết nhẹ nhàng. Nên dùng mỗi tối, sau bước làm sạch, trước các bước đặc trị và dưỡng ẩm.

    2. Dung dịch tẩy tế bào chết chuyên biệt và tái tạo bề mặt da Emmié All Target Skin Resurfacing Solution 10%

    Dung dịch cân bằng và tẩy tế bào chết chuyên biệt chứa đến 10% PHA/NANO AHA/BHA, là giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề da như mụn, lão hóa, da không đều màu và kém mịn màng. Tái tạo bề mặt da, hiệu quả se khít lỗ chân lông vượt trội và trả lại sự tươi trẻ cho làn da.

    3. Nước thần dưỡng sáng và căng mọng da Emmié Brightening Plumping Solution Essence

    Nước thần dưỡng sáng và căng mọng này dịu nhẹ trên mọi loại da và thích hợp để dùng hàng ngày. Không chỉ cấp ẩm sâu mà còn làm mềm mịn, sáng da. Sản phẩm còn hỗ trợ tạo nên làn da căng mọng và tăng độ thẩm thấu cho các sản phẩm dưỡng và đặc trị khác. Hoạt chất chính của sản phẩm là:

    • Bộ ba chiết xuất lên men “thần thánh” bao gồm hoa bia, rượu sake và mật ong
    • Nước trà trắng Hàn Quốc: chống oxy hoá
    • Phức hợp chiết xuất 10 loại hoa chống oxy hóa
    • “Thần dược” Niacinamide: giúp làm dịu, phục hồi và dưỡng sáng

    Nguồn tham khảo:

    Benyó, Z., Gille, A., Bennett, C. L., Clausen, B. E., & Offermanns, S. (2006). Nicotinic acid-induced flushing is mediated by activation of epidermal langerhans cells. Molecular Pharmacology, 70(6), 1844–1849. https://doi.org/10.1124/mol.106.030833

    Finholt, P., & Higuchi, T. (1962). Rate Studies on the Hydrolysis of Niacinamide. Journal of Pharmaceutical Sciences, 51(7), 655–661. https://doi.org/10.1002/jps.2600510710

    Kamanna, V. S., Ganji, S. H., & Kashyap, M. L. (2009). The mechanism and mitigation of niacin-induced flushing. International Journal of Clinical Practice, 63(9), 1369–1377. https://doi.org/10.1111/j.1742-1241.2009.02099.x

    Rolfe, H. M. (2014). A review of nicotinamide: Treatment of skin diseases and potential side effects. Journal of Cosmetic Dermatology, 13(4), 324–328. https://doi.org/10.1111/jocd.12119
    Wollish, E. G., Schmall, M., & Shafer, E. G. E. (1951). Determination of Small Quantities of Niacin in Presence of Niacinamide. Analytical Chemistry, 23(5), 768–771. https://doi.org/10.1021/ac60053a025

    Đánh giá bài viết

    Đánh giá trung bình

    0/5

    (0 nhận xét)

    5 sao
    0
    4 sao
    0
    3 sao
    0
    2 sao
    0
    1 sao
    0

    Vui lòng Đăng nhập hoặc đăng ký để gửi nhận xét về sản phẩm. Cũng xin lưu ý rằng việc gửi đánh giá chỉ được kích hoạt đối với người dùng đã mua sản phẩm này.

    Bình luận

    Please login or register to submit your questions.

    Sản phẩm liên quan

    0

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng