Phân Tích Chuyên Sâu Từ A Đến Z Về Trào Lưu “Cấy Phấn”
Mục lục
Cấy phấn – một từ khoá cực hot gần đây mà các bạn gái đua nhau tìm kiếm, các spa và clinic chạy quảng cáo “ào ào”. Nhà Happy Skin cũng “nổ inbox” với các thắc mắc, tư vấn về trào lưu này. Nhưng vì sao Jane và Happy Skin lại chần chừ mãi không viết về chủ đề cực hot này, lý do là chúng mình không tìm thấy những thông tin chính thức, xác thực có khoa học về nguồn gốc, thành phần cũng như lợi ích và ảnh hưởng của cấy phấn lên da tại thời điểm đó.
Đến gần đây mới chính thức đủ thông tin và cơ sở khoa học để viết bài cho các nàng. Trong bài viết này, Jane sẽ tập trung trả lời 3 câu hỏi lớn:
– Cấy phấn có an toàn không? Có gây mụn không?
– Cấy phấn có phải là phương pháp lăn kim không?
– Cách chăm sóc da sau cấy phấn?
Cùng bắt đầu nhé!
Cấy phấn là gì?
Cấy phấn là phương pháp dùng một loại tinh chất bao gồm các chất giúp làm trắng da, kết hợp với một liều lượng cực nhỏ Titanium Dioxide (TiO2). Đây là một thành phần cực kỳ phổ biến trong các sản phẩm chống nắng, trang điểm, các sản phẩm làm trắng da tạm thời và chắc ít bạn biết, trong ngành thực phẩm – như một chất tạo màu. TiO2 được sử dụng ở dạng nano bọc phân tử, kết hợp với các phương pháp giúp đẩy sâu serum chứa TiO2 này vào trong lớp thượng bì. Từ đó, da sẽ sáng lên chỉ sau 3 – 5 liệu trình (kết quả phụ thuộc vào tuỳ loại da và đáp ứng của da).
Phương pháp này làm Jane nhớ tới một phương pháp làm sáng da toàn thân mà em Emmi Mê Shopping đã từng trải nghiệm, chính là phương pháp phun trắng da toàn thân. Hai liệu pháp này có sự tương đồng về việc sử dụng hoạt chất TiO2 này để dùng biện pháp làm sao cho thành phần này “nén” sâu trong lớp thượng bì của da. Từ đó, giúp lưu giữ kết quả da trắng trong thời gian dài.
Viết đến đây, chắc các bạn cũng có thể hình dung đây là biện pháp “trắng ảo” chứ không thực sự làm trắng da thông qua việc loại bỏ lớp sắc tố trên bề mặt da hoặc ngăn chặn việc sản sinh melanin của tế bào sắc tố. Vì vậy, liệu pháp này hoàn toàn chỉ có thể dùng để làm cho da nhìn sáng đều toàn diện, tươi tắn hơn chứ hoàn toàn không điều trị được các vết thâm mụn, nám, tàn nhang đâu bạn nhé.
Phương pháp cấy phấn có an toàn? Cấy phấn có làm bí tắc lỗ chân lông và gây mụn không?
Khi Jane đặt câu hỏi này cho Dermedics – thương hiệu đầu tiên phân phối và giới thiệu phương pháp này, đại diện của hãng đã trả lời như sau: “Hàm lượng TiO2 trong sản phẩm Dermedics là dưới 1%. Ở hàm lượng này, TiO2 hoàn toàn không hề gây ảnh hưởng cho sức khoẻ của người sử dụng, các bạn có thể tham khảo thêm nghiên cứu khoa học về vấn đề này. Chúng tôi đã có đăng kí tiêu chuẩn chất lượng không chỉ ở Châu Âu – nơi có sự kiểm định khắt khe về chất lượng sản phẩm. Dermedics còn được đăng kí chất lượng ở Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ (FDA)… Như vậy, các bạn hoàn toàn không cần phải lo lắng về việc thành phần nano TiO2 đi vào trong máu gây các ảnh hưởng sức khoẻ và biến chứng như đã bị đồn thổi.
Có một vấn đề hãng đề cập trong email trao đổi với Jane, chính là sự lạm dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc. Đương nhiên, bạn không thể nào trông chờ vào sự an toàn ở những sản phẩm đã ăn cắp thương hiệu và đặt lợi nhuận là ưu tiên số 1 được. So sánh giữa sản phẩm cấy phấn của Dermedics Meso White và các video clip của một số spa giới thiệu về dịch vụ này. Có thể dễ dàng nhận thấy, Dermedics Meso White được đóng gói trong một chai thuỷ tinh nhỏ – 5ml mà thôi. Với dung tích này, nó vừa đủ để bạn thực hiện một liệu trình hoặc có thể kết hợp với các tinh chất khác nhằm tăng hiệu quả điều trị. Thế nhưng, có một số clip Jane xem qua, các spa không biết làm sao có thể là trong một chén lớn và hàm lượng TiO2 có vẻ đậm đặc hơn rất nhiều so với sản phẩm Dermedics Meso White mà Jane đã từng thực hiện cho khách hàng.
“Phấn” của Meso White có khác với “phấn” trong kem nền (foundation)?
Nếu như kem nền là hỗn hợp của các thành phần như silicones, dầu, chất nhũ hoá, chất bảo quản, mùi hương, cồn, màu khoáng…. và thành phần TiO2 chỉ là một thành phần nhỏ trong hỗn hợp trên. Trong khi đó, Meso White lại có thành phần chỉ là các chất tinh chất dưỡng da như Hyaluronic Acid siêu phân tử và các chiết xuất dưỡng sáng da kết hợp với một lượng nhỏ TiO2. Thậm chí, trong Meso White cũng không hề chứa các thành phần dễ kích ứng cho da như Arbutin, Kojic Acid, hoặc kể cả Parabens. Chỉ phân tích sơ bộ như thế này thôi, bạn đã thấy có sự khác biệt khá lớn, đúng không nào?
Cũng khẳng định thêm, hãng cũng không hề giới thiệu serum cấy phấn của họ là “tế bào gốc”. Hoạ chăng chỉ là những chiêu trò đồn thổi quảng cáo của các spa mà thôi.
Cấy phấn có cho hiệu quả như kem nền không?
Hoàn toàn không nha, một số bạn cho rằng cấy phấn xong sẽ y như da đang bôi một lớp kem nền, cười đỏ mặt cũng không ai thấy, điều này là không thể. Thực ra nếu bạn dùng đúng sản phẩm chính hãng, đi đúng liệu trình thì da cũng chỉ sáng đều nhẹ nhàng chứ không phải theo kiểu dày cộm một lớp như đúng kiểu “thoa son trét phấn” nhé.
Tạm yên tâm về mặt sức khoẻ, về mặt thẩm mỹ, với câu hỏi “liệu nó có làm bí tắc lỗ chân lông và gây mụn không?” thì hãng đã không có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này. Vì vậy, để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra, nếu da bạn đang bị mụn, bạn nên tránh dùng biện pháp này, trừ khi có sự kết hợp với các sản phẩm tinh chất trị mụn kèm theo và được tư vấn, thực hiện bởi những chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Có một vấn đề khác về an toàn Jane cần lưu ý: chúng ta không nên thực hiện các biện pháp laser trong 03 tháng sau khi dùng biện pháp cấy phấn. Như đã giải thích ở trên, TiO2 là một trong 2 thành phần chống nắng vật lý, với tác dụng cản sáng. Trong khi đó, laser là phương pháp sử dụng dùng chùm ánh sáng giúp đi sâu vào da để giải quyết các vấn đề của da như nám, tàn nhang, lão hoá, mụn… Khi một bên là cản ánh sáng, một bên là trị liệu bằng ánh sáng, đương nhiên nó sẽ không “ưa nhau” rồi.
Cấy phấn có phải là phương pháp lăn kim không?
Nói một cách chính xác, sử dụng lăn kim là một trong những phương pháp được hãng đưa ra trong liệu trình cấy phấn. Jane có đọc một số bài viết gần đây, về việc không nên sử dụng phương pháp lăn kim mà nên sử dụng một loại máy chuyên dụng cho cấy phấn. Đây là một loại máy mà không hề được hãng đưa ra hay khuyến khích dùng. Vì vậy, Jane cho rằng các bài báo này mang tính quảng cáo cho loại máy này mà thôi.
Liệu pháp cấy phấn này có thể được dùng bằng nhiều dụng cụ khác nhau, chỉ trừ các loại máy đẩy ion vì sản phẩm không có ion nên sẽ không có hiệu quả. Việc dùng liệu pháp lăn kim (dermaroller/ dermapen) cũng được hãng hướng dẫn rõ ràng là dùng kim 0.25mm, nếu dùng kim sâu hơn thì nên sử dụng Meso White sau khi lăn kim xong từ 7-10 phút.
Vì vậy, bạn có thể lựa chọn các biện pháp cấy phấn bằng điện di, lăn kim, máy ultrasound đều có thể được. Tuy nhiên, với biện pháp hiệu quả nhất theo kinh nghiệm cá nhân của Jane, chính là sử dụng lăn kim, có thể kết hợp thêm các loại tinh chất dưỡng và điều trị khác để mang kết quả tốt nhất.
Chăm sóc da sau cấy phấn
Khi bạn quyết định sử dụng liệu pháp cấy phấn, đồng nghĩa với việc bạn mong muốn có một làn da trắng mịn, đúng không nào? Để được như vậy, cho dù bạn không thực liệu trình nào đi chăng nữa, bạn vẫn nên luôn luôn và luôn luôn dùng kem chống nắng. Đây là biện pháp hữu hiện nhất để da luôn được khoẻ mạnh và trắng hồng.
Nếu bạn dùng phương pháp cấy phấn bằng các loại như điện di, ultrasound… là những phương pháp không xấm lấn bề mặt da, bạn hoàn toàn có thể chăm sóc da như bình thường. Tuy nhiên, bạn nên tránh tẩy tế bào chết vật lý lẫn hoá học trong thời gian từ 3-5 ngày sau cấy phấn nhé.
Nếu bạn dùng phương pháp phi kim thì bạn nên chăm sóc da kỹ lưỡng như sau khi thực hiện liệu trình phi kim/ lăn kim. Các bạn có thể tham khảo lại bài viết hướng dẫn quy trình dưỡng da sau lăn kim Jane từng viết trước đây.
Jane hy vọng các bạn đã có được thông tin chuẩn xác hơn về phương pháp làm đẹp mới này. Đây là một liệu pháp khá lạ và hay ho với những cô nàng có làn da khoẻ mạnh và muốn da được đều màu hơn. Jane mong các bạn có được sự lựa chọn các liệu trình chăm sóc da phù hợp để xinh đẹp hơn trong dịp lễ hội cuối năm.
>>> Hướng Dẫn Lăn Kim Tại Nhà & Những Lưu Ý Quan Trọng
>>> Công nghệ lăn kim: Liệu pháp mới nhất để giải quyết tất cả các vấn đề của da bạn?
Xem thêm các bài tin tức liên quan
Please login or register to submit your questions.