Cách phòng ngừa hiệu quả mụn ngày đèn đỏ
Mục lục
Những cơn đau bụng. Tính khí thất thường. Cơ thể mệt mỏi. Và cả nổi mụn nữa. Những ngày đèn đỏ thực sự rất phiền toái. Bạn có biết những gì xảy ra bên trong cơ thể chúng ta khiến làn da nổi mụn ngày đèn đỏ và bạn có thể làm gì để giảm thiểu chúng không?
Cách phòng ngừa hiệu quả mụn ngày đèn đỏ
Cơ chế ‘gây mụn’ của nội tiết tố
Tình cảnh này, cũng như nhiều vấn đề khác trong cuộc sống, xảy ra là do hormones. Cụ thể hơn là do lượng hormones cơ thể sản sinh ra trong mỗi chu kỳ 28 ngày này là khác nhau.
Trong hai tuần đầu tiên của chu kỳ rụng trứng, mức độ hormone nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone) tăng cao, và sau đó, từ 10 đến 14 ngày nồng độ này sẽ chạm đỉnh và giảm khi bạn rụng trứng, và do đó mức độ hormone nội tiết tố nam (testosterone) trong cơ thể tăng cao sẽ khiến các tuyến bã nhờn (dầu) bị quá tải. Tình trạng viêm và bùng phát mụn thường xảy ra trong khoảng thời gian này, do đó còn gọi là mụn thời kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, những thay đổi trong mức độ hormone có thể kích thích tăng quá trình sản xuất bã nhờn, kết hợp với lượng dầu tăng đột biến trong cơ thể, tạo ra điều kiện hoàn hảo cho vi khuẩn gây mụn phát triển. Thông thường, mụn sẽ giảm khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu vì việc sản xuất progesterone giảm xuống, và sau đó chu kỳ bắt đầu một lần nữa với lượng estrogen tăng cao trở lại. Về cơ bản, đó là một “tàu lượn siêu tốc” gây tổn thương cho làn da với thời gian nghỉ rất ngắn.
Cách phòng tránh mụn ngày đèn đỏ
Vậy nên, bạn có thể làm gì để khiến mỗi ngày trở nên tốt hơn, hay thậm chí là trở thành một ngày tuyệt vời cho da? 4 điều nên tránh và nên làm sau đây sẽ là khởi đầu hoàn hảo cho bạn.
KHÔNG NÊN:
- Đừng rửa mặt quá sạch. Nghe có vẻ khá hợp lý khi bạn cố gắng rửa sạch dầu và vi khuẩn bằng xà bông hay gel rửa mặt có tính kiềm mạnh, nhưng việc rửa mặt quá nhiều sẽ làm giảm độ ẩm cần thiết cho các tế bào. Điều này gây ra tình trạng mất nước và da trở nên quá nhạy cảm, và thế nên da sẽ phản ứng bằng cách duy nhất mà nó có thể – tăng việc sản xuất dầu.
- Đừng chà xát da của bạn! Ngoài việc loại bỏ các tế bào keratin (vảy) khỏi các vết mụn đang lành và lây lan vi khuẩn, sử dụng tẩy da chết hạt thô hoặc bông tắm có thể tạo ra những vết cắt nhỏ trên da làm cho da bị tấy đỏ, kích ứng, và tệ hơn nữa là dễ dàng bị nhiễm khuẩn.
- Không sử dụng toner nhiều cồn. Mặc dù chúng đem lại cảm giác “tươi mới” hay “mát lạnh”, chúng sẽ lột bỏ lớp lipid bảo vệ khỏi da và có chứa các thành phần gây ảnh hưởng đến lớp màng hydrolipid. Nếu bạn cảm thấy làn da của mình căng cứng hoặc quá khô – đó là dấu hiệu bạn đã lột da quá mức.
- Đừng sử dụng các sản phẩm trang điểm cũ để che khuyết điểm mụn. Bạn nên sử dụng các sản phẩm không gây mụn và không gây dị ứng (không chứa hương liệu nhân tạo, các loại dầu, sáp, màu) với các thành phần chống mụn sẽ giúp che giấu và điều trị mụn thay vì làm chúng trở nên tồi tệ hơn.
NÊN
- Double-cleansing hai lần mỗi ngày, sự khởi đầu lý tưởng là dầu rửa mặt hòa tan trong nước và có xuất xứ thực vật để nhẹ nhàng rửa sạch lớp trang điểm và dầu. Tiếp theo đó là sữa rửa mặt tạo bọt không chứa kiềm với các thực vật có tác dụng chống mụn trứng cá nhẹ nhàng.
- Dưỡng ẩm hàng ngày và điều trị các vùng da bị mụn 24/7 với các sản phẩm trị mụn ngoài da thích hợp (như axit salicylic, lưu huỳnh, tràm trà, sulfur, kẽm sulfat, và benzoyl peroxide).
- Thay vỏ gối vài lần một tuần và thay ruột gối mỗi 6 tháng, nếu da bạn nhạy cảm, nên tránh sử dụng các loại dầu xả làm mềm vải nhiều mùi vì chúng có thể phủ lên bề mặt gối và làm dính hóa chất vào làn da của bạn.
- Vệ sinh điện thoại di động thường xuyên. Về cơ bản thì điện thoại có chứa tất cả các loại vi khuẩn.
Xem thêm các bài tin tức liên quan
Please login or register to submit your questions.