• Emmié by HappySkin - Thương hiệu mỹ phẩm nồng độ cao và thiết bị làm đẹp hàng đầu Việt Nam
  •  
  • HappySkin Beauty Clinic - Hệ thống spa thẩm mỹ viện làm đẹp an toàn hàng đầu Việt Nam
  •  
  • SkinStore - Hệ thống bán lẻ trực tuyến mỹ phẩm chính hãng và uy tín nhất Việt Nam
  •  
  • Ceuticoz Việt Nam - Thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Ấn Độ

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Thương hiệu

Danh mục

Sản phẩm đã xem gần đây

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Chất liệu mặt nạ giấy – 90% người đắp mặt nạ không để ý đến điều này!

14/03/2022 10:07:40 CH

561

Chất liệu mặt nạ giấy – 90% người đắp mặt nạ không để ý đến điều này!

Mục lục

    “Skincare mà không đắp mask quả nhiên là thiếu sót”, nhưng không phải mask nào cũng giống mask nào, có loại sheet mask mười mấy ngàn nhưng cũng có nhiều loại giá mấy trăm lận đó. Vậy điểm khác biệt lớn nhất nằm ở đâu? Happy Skin nghĩ phần nhiều đến từ thành phần và hơn cả là chất liệu mặt nạ giấy vì quan trọng hơn, khi đắp mặt nạ giấy mà không tìm hiểu về chất liệu cũng là một thiếu sót lớn đó nha. Vậy thì hãy cùng update kiến thức về chất liệu mặt nạ giấy cùng Happy Skin ngay trong bài viết này nhé!

    1. Mặt nạ giấy là gì?

    Mặt nạ giấy hay còn gọi là sheet mask, thường được dệt theo hình dáng khuôn mặt, được thấm tinh chất với những tác dụng khác nhau như: làm trắng da, làm mịn da, cấp ẩm sâu, làm dịu, chống lão hóa,..

    2. Một số công dụng của mặt nạ giấy:

    • Tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất: Hầu hết các loại mặt nạ dạng tấm đều chứa thành phần Butylene Glycol, hoạt động như một chất phân phối giúp thẩm thấu các dưỡng chất vào da. Ngoài ra, mặt nạ giấy có chất liệu mỏng và có cấu trúc phân tử nhỏ cho phép dưỡng chất thấm sâu hơn trong thời gian dài.
    • Dễ sử dụng: Không giống như các loại mặt nạ rửa khác trên thị trường vì bạn có thể sử dụng luôn mà không cần phải dùng dụng cụ apply mask lên da hay cần rửa lại quá sạch sau khi đắp mặt nạ, tiết kiệm được rất nhiều thời gian skincare. Thêm vào đó, thiết kế nhỏ gọn cũng là một điểm cộng cho mặt nạ giấy.
    • Làm dịu da sau điều trị: mặt nạ giấy có thể làm dịu làn da ửng đỏ sau cực khi xâm lấn, những phương pháp điều trị này thường có thể làm khô da, nên mặt nạ giấy cũng có giúp tăng cường độ ẩm cho da.

    3. Các chất liệu mặt nạ giấy:

    3.1 Fabric

    Đầu tiên là Fabric, chất liệu phổ biến nhất vì dễ làm và rẻ thường được hiểu đơn giải là “mặt nạ giấy” vì cảm quan khi sờ vào trông khá giống và cũng làm bằng chất liệu gỗ; dù trên thực tế các nhà cung cấp/sản xuất mask chuyên nghiệp sẽ gọi đây là Fabric, tức là vải thì đúng hơn. Fabric được chia ra thành nhiều loại khác nhau như: Cotton, Microfiber, Tencel, Silk… Mỗi loại sẽ có ưu và nhược điểm riêng nên tùy vào giá thành sản phẩm, độ ngậm dưỡng chất và nhiều yếu tố khác để nhà sản xuất lựa chọn.

    Có 1 thông số quan trọng khi lựa chọn chất liệu này ký hiệu là GSM, được viết tắt từ “Grams per Square Meter” nôm na là số gram trên mỗi mét vuông. Nói cụ thể hơn, nếu giấy có chỉ số định lượng GSM càng cao thì nó lại càng nặng và dày. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ cần có GSM bằng nhau thì giấy sẽ có độ dày bằng nhau. Bởi độ dày còn được quyết định bởi tính chất của bột làm giấy. Đối với giấy được làm từ loại bột giấy nặng, dù có bằng GSM với giấy được làm từ loại bột giấy nhẹ vẫn mỏng hơn. Trọng lượng càng nặng sẽ ngậm được nhiều dưỡng chất hơn nhưng cũng nặng mặt và ít bám hơn (khi xét cùng 1 loại chất liệu).

    Sau đây là bảng tóm tắt 1 vài loại chất liệu Fabric thường gặp mà Happy Skin đã tổng hợp được:

    • Cotton: là một chất liệu vải khá phổ biến hiện nay, được làm từ sợi bông tự nhiên. Ưu điểm của chất vải này là chúng rất thân thiện với làn da và môi trường, còn nhược điểm là độ bám dính không tốt vì chất liệu vải khá dày và mau khô nên hạn chế phần nào khả năng đưa dưỡng chất vào sâu trong da. Ngoài ra, dưỡng chất trong mặt nạ cũng nhanh bay hơi, vì vậy Happy Skin chỉ khuyến khích mọi người sử dụng loại mặt nạ giấy cotton có năm sản xuất thấp hơn 1 – 2 năm thôi.

    Sản phẩm gợi ý:

    3W Clinic Mask

    • Microfiber: Trái ngược với Cotton thì chất liệu Microfiber không thân thiện với môi trường lắm dù vẫn an toàn với làn da, nhưng độ bám trên da khá tốt. Microfiber là sợi tổng hợp từ Polyester và Polyamide, có kích thước siêu nhỏ, chạm vào chất vải rất mịn, có phần láng hơn chất liệu Cotton nhưng khi Happy Skin đắp chất liệu này thì da hơi rát một xíu, không biết có bạn nào có cảm nhận giống Happy Skin không. Còn cách để phân biệt Cotton và Microfiber nhìn chung cũng khá đơn giản vì nhà sản xuất sẽ in trực tiếp lên bao bì cho chúng ta.

    Sản phẩm gợi ý:

    Dr. Jart Dermask Micro Jet Clearing Solution

    • Silk (lụa): là một chất vải có khả năng ngậm dưỡng chất cực kỳ tốt, đi kèm độ mềm mại và dịu êm số 1 trên làn da giúp da thông thoáng, độ bám dính cũng tốt, vốn dĩ lụa đã là chất liệu có khả năng dưỡng da do chứa 18 loại Amino Acid khác nhau giúp chống lão hóa cũng như là hỗ trợ trẻ hóa làn da khá ổn.

    • Cupro Fiber: Một loại vải đẹp có thể so bì với lụa (silk) sau khi qua xử lí hóa chất, được làm từ xơ bông – một loại sợi cotton bám dính ở hạt của bông cotton sau khi đã thu hoạch. Loại vải này có đặc tính giống với vải cotton kết hợp lụa: mềm, mịn, nhẹ và không gây dị ứng. Một sự thay thế rẻ hơn cho Silk đáp ứng tốt 3 tiêu chí: thân thiện với môi trường, làn da – mềm mại, ngậm dưỡng chất tốt – bám dính tốt trên mặt nhưng giá thành hơi cao.
    • Lyocell hay còn được gọi là Tencel: được làm từ sợi tơ tổng hợp từ cây bạch đàn. Ưu điểm của Lyocell có bề mặt mềm mịn, giúp các dưỡng chất thẩm thấu vào da tốt hơn, không gây bít tắc lỗ chân lông, độ bám cũng khá tốt thân thiện với làn da cũng như môi trường. Tuy nhiên vì vậy nên giá thành của các mặt nạ làm từ chất liệu này khá cao, và trên thị trường vẫn còn ít được sử dụng. Chất liệu Tencel thường mỏng nên để có thể ôm trọn vào da cần có một lớp màng bảo vệ bên trong mask, khả năng giữ để giữ dưỡng chất chỉ nằm ở mức khá nên bạn cần apply dưỡng chất thừa sau khi đắp mặt nạ.

    • Bamboo Fiber: nghe cái tên chắc mọi người cũng biết chất liệu giấy này được làm từ sợi than tre, đây là một loại chất liệu khá thích hợp cho các nàng da dầu mụn vì khả năng kiểm soát dầu thừa và kháng khuẩn tốt, ngoài ra còn giúp tăng cường tuần hoàn da. GSM thấp nhất là 45 – 120 nên khá dày và nặng mặt khi đắp tuy nhiên thấm hút dưỡng chất vẫn tốt và an toàn với làn da cũng như là môi trường.

    3.2 Hydrogels

    Chất liệu thường xuất hiện trong các loại mặt nạ cao cấp – Hydrogel là 1 mạng lưới 3 chiều được tạo ra từ gelatin cùng các dưỡng chất và các chất phụ gia khác. Hydrogel cực kỳ ưa nước (hydrophilic) nên ngậm dưỡng chất khá tốt. Chất liệu này cũng khá nhạy cảm với nhiệt độ nên khi tiếp xúc với da, được làm ấm lên bởi nhiệt độ cơ thể sẽ giải phóng dưỡng chất trong mình vào làn da. Với kết cấu dạng thạch giúp mặt nạ duy trì được tính mát lâu, làm dịu da hiệu quả.

    Ưu điểm:

    – Giúp da căng bóng, ẩm mượt và cải thiện độ ngậm nước tức thì.

    – Làm dịu da rất tốt, lành tính nên da nhạy cảm hay mới xâm lấn, breakouts có thể sử dụng.

    – Ngậm dưỡng chất tốt, không làm lênh láng nên phù hợp với liệu trình điều trị xâm lấn.

    Khuyết điểm:

    – Giá thành cao

    – Dễ rách và rơi tuột vì độ bám dính không cao

    Sản phẩm gợi ý:

    JM Solution Luminous Hydrogel Mask

    Cel Derma Ninetails Hydrogel Mask

    Image I Mask Hydrogel Hydrating Sheet Mask

    3.3 Bio Cellulose

    Bio Cellulose là sợi tơ sinh học được lên men từ nước chiết xuất từ thực vật (dừa, đậu nành, nhân sâm…) với vi khuẩn Acetobacter Xylinum. Công đoạn sản xuất khá kỳ công nên giá cả thường khá mắc. Tuy nhiên, cảm giác mỏng mịn, mềm mại trên da không cần bàn cãi, thường mặt nạ sinh học Bio Cellulose cực kỳ ưa nước và có khả năng “ngậm” dưỡng chất đáng kinh ngạc lên đến 100 lần trọng lượng khô của chúng. Ngoài ra, Bio Cellulose có độ kết tinh rất cao hay nói cách khác là các sợi vi sinh trong vải Bio Cellulose được dệt chặt chẽ với nhau nên rất bền và có độ đàn hồi cao; thường mặt nạ Bio Cellulose sẽ vô trùng, không có độc tố và đặc biệt tinh khiết. Bio Cellulose có nguồn gốc từ thành tế bào của thực vật bình thường chứa các polyme thô như lignin và hemicellulose; những polyme này không có trong xenlulozơ sinh học.

    Ưu điểm:

    • Chất liệu mask siêu mềm mỏng, ôm sát vào da nhưng vẫn để da thở.
    • Khả năng tản nhiệt tốt nên giữ được độ mát xuyên suốt lúc đắp, làm dịu da cực tốt
    • Thân thiện với môi trường và làn da vì gần như không gây kích ứng da
    • Có khả năng đẩy dưỡng chất thấm sâu vào da tốt hơn chất liệu thông thường.
    • Độ bám dính cực tốt, có thể vừa tập thể dục hoặc làm việc lúc đắp mà không lo bị rơi rớt.

    Khuyết điểm:

    • Giá thành khá cao
    • Dễ nhiễm khuẩn trong khâu sản xuất nên cần kiểm định rõ nguồn gốc của mặt nạ.

    Sản phẩm gợi ý:

    Emmie by Happy Skin Skin Relief Hydrating Bio Cellulose Mask

    Link sản phẩm có bán tại SkinStore: Mặt Nạ Sinh Học Phục Hồi Da B5 Complex

    TimeWise Repair® Lifting Bio-Cellulose Mask

    Skinceuticals Correct Biocellulose Restorative Mask

    3.4 Foil

    Mặt nạ Foil thường có 2 lớp: lớp thấm đẫm dưỡng chất bên trong và lớp giấy bạc bên ngoài để ngăn cản tình trạng mặt nạ khô quá nhanh, hạn chế việc da ẩm ngược. Trước khi ra đời 1 chiếc mặt nạ tiện lợi thế này thì nhiều người đã đắp mask giấy rồi thêm 1 lớp giấy bạc bên ngoài, đây chính là tiền thân của mặt nạ Foil. Nếu Bio Cellulose và Hydrogel khi đắp trên da sẽ tạo cảm giác ôm sát vào da nhưng vẫn thư thái, dễ chịu thì khi đắp Foil da sẽ không mát lạnh mà tăng nhiệt độ để đẩy dưỡng chất thẩm thấu sâu. Vậy nên mặt nạ Foil sẽ phù hợp với da thiếu dưỡng chất, cần sự căng bóng chứ không hợp với da đang dị ứng và có viêm.

    Ưu điểm:

    • Giữ ẩm lâu, giúp dưỡng chất thấm sâu vào da nên sau khi đắp da sẽ rất căng bóng.

    Nhược điểm:

    • Giá thành hơi cao.
    • Da dầu nên cân nhắc vì dễ gây cảm giác bí da.
    • Trọng lượng dao động 30 – 80g với 2 lớp mặt nạ nên khá nặng mặt.

    Sản phẩm gợi ý:

    Bnbg Vita Cocktail Foil Mask

    Mediheal AirGuard Foilab Mask

    3.5 Rubber

    Đây là mặt nạ thường được các chuyên gia da liễu dùng nhiều trong các spa. Cách hoạt động của mặt nạ này là tạo 1 lớp thạch dày tường từ rong biển, giúp làm mát, dịu da và hoạt động như một chất giữ ẩm bằng cách tạo ra một rào cản không bay hơi, điều này đảm bảo bất kỳ thành phần nào có trong mặt nạ đều được da hấp thụ tối đa. Đó là lý do khi đắp mặt nạ này ở spa xong da thường ngậm nước da bóng rất đẹp. Rubber chất lượng cao có thể giữ ẩm đến 72 giờ và tạo ra lớp màng bảo vệ da tránh khỏi sự mất nước.

    Sản phẩm gợi ý:

    Dr. Jart Dermask Rubber Mask

    Hy vọng bài viết này cũng đã cung cấp một phần thông tin bổ ích cho cả nhà, nếu bạn nào có ý kiến hay biết thêm kiến thức hay ho nào về mặt nạ giấy hay chất liệu làm mặt nạ giấy thì comment ở bài blog này cho mọi người cùng biết với nhé!

    Đánh giá bài viết

    Đánh giá trung bình

    0/5

    (0 nhận xét)

    5 sao
    0
    4 sao
    0
    3 sao
    0
    2 sao
    0
    1 sao
    0

    Vui lòng Đăng nhập hoặc đăng ký để gửi nhận xét về sản phẩm. Cũng xin lưu ý rằng việc gửi đánh giá chỉ được kích hoạt đối với người dùng đã mua sản phẩm này.

    Bình luận

    Please login or register to submit your questions.

    Sản phẩm liên quan

    0

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng