• Emmié by HappySkin - Thương hiệu mỹ phẩm nồng độ cao và thiết bị làm đẹp hàng đầu Việt Nam
  •  
  • HappySkin Beauty Clinic - Hệ thống spa thẩm mỹ viện làm đẹp an toàn hàng đầu Việt Nam
  •  
  • SkinStore - Hệ thống bán lẻ trực tuyến mỹ phẩm chính hãng và uy tín nhất Việt Nam
  •  
  • Ceuticoz Việt Nam - Thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Ấn Độ

Check in và Quay số mỗi ngày - Nhận thưởng lên tới 30k

0
0

Chất tạo mùi – thành phần gây dị ứng bạn cần chú ý

11/09/2015 7:09:39 CH

758

Chất tạo mùi – thành phần gây dị ứng bạn cần chú ý
Mục lục

Mục lục

    Bạn có thích mùi hương chứa trong mỹ phẩm không? Thú thật là mình khá thích các mùi hương dịu nhẹ được chứa trong các chai lọ dưỡng da và trang điểm. Mặc dù vậy, có một sự thật không thể chối cãi là khá nhiều làn da không phù hợp với các chất tạo mùi, khiến da bị đỏ, bong tróc, thậm chí nổi mụn. Cho dù các nhà sản xuất đã tiến một bước dài trong việc thay thế các mùi hương nhân tạo (tổng hợp) bằng các chất thay thế từ thiên nhiên, một số người vẫn có những phản ứng không tốt với những sản phẩm tạo mùi, cho dù nguồn gốc của chúng là gì.

    Một số người vẫn có những phản ứng không tốt với những sản phẩm tạo mùi, cho dù nguồn gốc của chúng là gì

    T ‘fragrance’ (cht to mùi) thực s có nghĩa gi?

    Trước khi đi sâu vào các tác động của chất tạo mùi với da, chúng ta cần có một hình dung cụ thể về chất tạo mùi.

    Cht to mùi một hn hp các chiết xut hương hiện có thể là kết hp ca các chất t nhiên tổng hp nhm sao chép mùi của mt thành phần nào đó, dụ như mùi dưa leo hoặc vit qut.

    Đây chỉ là một khái niệm chung, vì Hoa Kỳ không có định nghĩa chính xác về chất tạo mùi trong mỹ phẩm. Tại Châu Âu, có một danh sách 26 chất tạo mùi gây dị ứng cần được ghi rõ trên bao bì nếu chúng chứa một lượng nhất định. Tại Mỹ, không có quy định như thế. Tại đây, từ ‘fragrance’ trên bao bì có thể có liên quan đến chất gây dị ứng, nhưng bạn không biết chính xác là chất nào, vì không có quy định nào buộc các công ty phải công bố rõ từng thành phần trong chất tạo mùi.

    Các chất to mùi thật s gây kích ng da?

    Mặc dù nguy cơ gặp các phản ứng dị ứng khi dùng chất tạo mùi khá thấp, các nghiên cứu chỉ ra 1% dân số bị dị ứng với chất tạo mùi. Một nghiên cứu khác đã cho thấy xu hướng tăng dần các trường hợp bị dị ứng tại Mỹ do chất tạo mùi đã tăng lên đáng kể (1.7% – 4.1% năm 2003).

    Phân loại cht to mùi

    Có 3 món chất tạo mùi chính là: I, II và các chất khác. Các nhóm này được phân loại theo thời gian phát hiện, không phải là theo các đặc tính hóa học giống nhau.

    Nhóm I bao gồm các chất có khả năng gây ích ng t ít nhất đến nhiu nht bao gm: oak moss, isoeugenol, eugenol, cinnamic aldehyde, geraniol, hydroxycitronellal, cinnamic alcohol, and Alpha-amyl cinnamic aldehyde. Các chất này được công bố rộng rãi vào năm 1977.

    Nhóm II bao gồm: Lyral, citral, farnesol, coumarin, citronellol, and Alpha-hexyl cinnamal. Nhóm này được giới thiệu năm 2002 sau các nghiên cứu nhận định rằng các chất nhóm I chi chịu trách nhiệm 70% sổ trường hợp dị ứng do mỹ phẩm.

    Các chất khác: bao gồm 26 loại chất tạo mùi (bao gồm cả những chất tìm thấy trong nhóm I và II) đã được phát hiện và phân tích, dẫn đến quy định về việc dán nhãn bao bì. Trong danh sách này bao gồm một số chất phổ biến như: benzoyl acohol, limonene và linalool. EU Cosmetics Directive vào tháng 3 năm 2005 đã ban hành quy định mọi sản phẩm bán tại châu Âu có chứa 26 chất tạo mùi này ở nồng độ ­0.001% đối với sản phẩm lưu lại trên da, và hơn 0.01% đối với các sản phẩm tẩy rửa đều phải ghi rõ trong danh sách thành phần.

    Theo Paula’s Choice, các thành phần tạo mùi phổ biến cần tránh bao gồm:

    • Fragrance
    • Parfum / Parfume
    • Linalool
    • Citronellol
    • Cinnamal
    • Limonene
    • Geraniol
    • Eugenol
    • Dầu hoa oải hương (Lavandula angustifolia)
    • Chiết xuất hoa hồng (Rosa Damascene)
    • Dầu cam bergamot (Citrus bergamia)
    • Dầu ylang-ylang (Canaga odorata)
    • Chanh tây (Citrus limon)
    • Chanh (Citrus aurantifolia hay Citrus medica)
    • Cam (Citrus sinensis)
    • Quýt (Citrus tangerine)
    • Bạc hà Âu (Mentha piperita)
    • Húng lủi (Mentha spicata)
    • Chất bạc hà
    • Quế (Cinnamomum)

    Thế nào sản phm fragrance-free (không chứa cht to mùi)

    Nếu bạn mở một sản phẩm có ghi ‘fragrance-free’ trên nhãn và bạn vẫn ngửi thấy mùi gì đó, đừng lo lắng! Từ này có nghĩ là không có chất tạo mùi nào được thêm vào công thức, nhưng không có nghĩa là các nguyên liệu trong sản phẩm này không có mùi. Nhiều sản phẩm được làm từ các thành phần tự nhiên như bơ ca cao hay bơ hạt mỡ, các nguyên liệu này đều có mùi.

    Các thành phần tự nhiên có thể gây kích ứng tương tự như các thành phần nhân tạo. Điều này tùy thuộc vào mỗi người. Có người không bị nhạy cảm với các thành phần này. Trong khi một số khác lại gặp ít nhiều dị ứng.

    Liu sn phm unscented (không mùi) có giống vi sn phm fragrance-free (không chứa cht to mùi)?

    Thực ra là không hẳn. Mặc dù bạn không ngửi thấy gì khi dùng sản phẩm không mùi, cũng không có nghĩa là sản phẩm này không chứa chất tạo mùi tạo công thức. Thường thì các không mùi có chứa chất tạo mùi. Một số nguyên liệu thô như chiết xuất men, hay đậu nành rất tốt cho da nhưng lại nặng mùi khiến bạn thấy khó chịu. Để khiến các thành phần này mất mùi, các nhà sản xuất sẽ cho thêm một ít chất tạo mùi. Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, biện pháp này được gọi như là ‘trung hòa khứu giác’ vì công thức sản phẩm có thêm thành phần hương liệu nhằm che đậy mùi đặc trưng ban đầu.

    Do vậy, các làn da nhạy cảm nên dùng các sản phẩm fragrance-free hơn là các sản phẩm unsented.

    Làm thế nào để biết bạn có bị dị ứng với chất tạo mùi hay không?

    Trước hết, phòng cháy hơn chữa cháy. Nếu làn da của bạn nhạy cảm hay thường xuyên bị dị ứng, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng chất tạo mùi bằng cách sử dụng các sản phẩm fragrance-free hoặc ít nhất, đặc biệt chú ý các thành phần được liệt kê ở phía trên.

    Tuy nhiên, nếu bạn quá thích sản phẩm nào đấy chứa chất tạo mùi và vẫn muốn sử dụng, để an toàn cho da, hãy thử một ít sản phẩm ở cổ tay, và cổ trước khi dùng cho toàn mặt. Trong trường hợp da bị dị ứng, bạn có thể xử lý theo cách này.

    Đánh giá bài viết

    Đánh giá trung bình

    0/5

    (0 nhận xét)

    5 sao
    0
    4 sao
    0
    3 sao
    0
    2 sao
    0
    1 sao
    0

    Vui lòng Đăng nhập hoặc đăng ký để gửi nhận xét về sản phẩm. Cũng xin lưu ý rằng việc gửi đánh giá chỉ được kích hoạt đối với người dùng đã mua sản phẩm này.

    Bình luận

    Please login or register to submit your questions.

    Sản phẩm liên quan

    Deal Wheel