• Emmié by HappySkin - Thương hiệu mỹ phẩm nồng độ cao và thiết bị làm đẹp hàng đầu Việt Nam
  •  
  • HappySkin Beauty Clinic - Hệ thống spa thẩm mỹ viện làm đẹp an toàn hàng đầu Việt Nam
  •  
  • SkinStore - Hệ thống bán lẻ trực tuyến mỹ phẩm chính hãng và uy tín nhất Việt Nam
  •  
  • Ceuticoz Việt Nam - Thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Ấn Độ

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Thương hiệu

Danh mục

Sản phẩm đã xem gần đây

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Chỉ số pH của sữa rửa mặt thực sự có quan trọng không?

08/11/2017 5:27:58 SA

1891

Chỉ số pH của sữa rửa mặt thực sự có quan trọng không?

Mục lục

    Chúng ta thường được khuyên không nên sử dụng các sản phẩm làm sạch cụ thể là sữa rửa mặt có chỉ số pH lớn hơn 7 với những lí do như gây mất cân bằng pH của da, gây tổn thương hàng rào bảo vệ da, khô da, kích ứng…Nhưng thực tế, có rất nhiều bạn đọc và chính bản thân tôi thi thoảng vẫn rất yêu thích một dòng SRM nào đó, dùng xong thấy da mềm mịn, không hề khô căng dù pH của sữa rửa mặt đó tận 8, 9.

    Nguyên nhân là gì? Vậy lời khuyên tuyệt đối không dùng SRM pH trên 7 có đúng hoàn toàn trong mọi trường hợp không? Và chỉ số pH có phải là yếu tố quan trọng để chọn SRM không? Cùng tôi tìm hiểu sâu hơn nhé!

    Trước khi bàn về pH của SRM, chúng ta cần hiểu rõ xem tại sao lại có các khái niệm pH của da, hàng rào bảo vệ da rồi màng giữ ẩm tự nhiên của da là gì?

    Lớp màng giữ ẩm tự nhiên của da và chỉ số pH

    Da được chia thành 3 lớp: biểu bì – epidermis, hạ bì – Dermis và mô dưới da hay còn gọi là Hypodermis. Trong đó, biểu bì là lớp ngoài cùng của da, cũng chính là lớp mà mắt thường nhìn thấy, chạm cảm nhận được. Biểu bì lại bao gồm 5 lớp tế bào khác nhau bao gồm: lớp đáy, lớp tế bào gai,lớp hạt, lớp bóng và lớp sừng (stratum corneum).

    Biểu bì được bao phủ bởi chất nhũ tương gồm nước và lipid (chất béo) được biết như các màng hydrolipid- hay còn gọi là màng giữ ẩm tự nhiên – hàng rào bảo vệ da. Lớp màng này giúp duy trì sự tiết mồ hôi và bã nhờn, giúp làn da được mềm hơn, ẩm hơn và hoạt động giống như hàng rào chống lại vi khuẩn và nấm.

    Phần nước của lớp màng này có chứa các acid có lợi cho da như:

    • Axit lactic và một số các amino axit từ mồ hôi
    • Các axit tự do từ dầu
    • Các amino axit, axit cacboxilic pyrrolidine và các nhân tố tạo độ ẩm tự nhiên khác (NMFs)- là nhân tố của quá trình sừng hóa.

    Cũng chính bởi các acid này đã tạo ra môi trường có độ pH dao động từ 5.4-5.9. Độ pH này có thể sai lệch tùy độ tuổi và giới tính, cụ thể: da trẻ em pH = 6.5; da phụ nữ pH = 5.8 và da đàn ông là 5.2.

    Môi trường acid nhẹ này sẽ tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn có lợi phát triển và tiêu diệt các vi khuẩn có hại; kiểm soát quá trình bong tróc tế bào chết, thúc đẩy quá trình phục hồi da diễn ra thuận lợi hơn.

    Vậy độ pH của mỹ phẩm có liên quan gì đến lớp màng ẩm này?

    Mỹ phẩm chính là thứ tác động trực tiếp lên lớp màng ẩm của da. Khi bạn sử dụng các sản phẩm có độ pH quá cao thì vô tình gây mất cân bằng môi trường acid của da. Điều này nếu không được khắc phục kịp thời, kéo dài liên tục thì lâu ngày lớp màng ẩm tự nhiên sẽ bị tổn thương, pH của da tăng cao, kéo theo các vi khuẩn có lợi không tăng trưởng được, trong khi đó vi khuẩn/ virus có hại lại như cá gặp nước, có môi trường pH phù hợp sẽ xâm nhập và tăng sinh trong đó phải kể đến vi khuẩn gây mụn P.acnes. Một khi lớp màng này tổn thương thì chắc chắn sẽ kéo theo một loạt các phản ứng tiêu cực như khô, bong tróc, tiết dầu thừa, bã nhờn nhiều hơn; dễ kích ứng, nhạy cảm hơn với môi trường và sản phẩm.

    do-ph-1

    pH của da có thể tăng lên và giảm xuống về mức bình thường không?

    Câu trả lời là có nhưng mức độ hồi phục về mức ban đầu mất bao lâu thì còn tùy thuộc vào tuổi da, tình trạng da và quan trọng nhất là cách bạn chăm sóc.

    Như vậy, trên mặt lý thuyết chúng ta nên tránh các sản phẩm có độ pH cao trên 7, đặc biệt là sữa rửa mặt nhưng thực tế đây có phải là yếu tố quan trọng nhất khi chọn SRM không? Nếu lỡ tôi dùng hợp một sản phẩm có pH cao ngất ngưỡng 8 chẳng hạn, nhưng da không bị khô thì sao?

    Độ pH của SRM có phải là yếu tố quan trọng quyết đính sản phẩm tốt hay không tốt?

    Câu trả lời là có và không.

    Độ pH là một điều kiện cần cân nhắc khi chọn SRM nhưng đây không phải là điều kiện đủ. Vì pH đâu phải là tác nhân duy nhất gây khô da, tổn thương hàng rào bảo vệ. Thực tế, bạn cần quan tâm thêm sản phẩm đó sử dụng chất hoạt động bề mặt nào, chất tẩy rửa nào, rồi thành phần có các chất dưỡng ẩm không, có tạo bọt không…?

    Vậy một sản phẩm có độ pH cao có hại khi nào?

    • Khi sản phẩm có chứa các chất hoạt động bề mặt quá mạnh (như sodium lauryl sulfate, sodium laureth sulfate…)
    • Khi sản phẩm không có các chất hút ẩm, dưỡng ẩm
    • Khi bạn dùng xong thấy da khô căng, sạch kin kít, cảm giác như không táp nước hay toner lên thì sẽ căng không chịu nổi

    SRM có pH cao vẫn có thể dùng tốt khi nào?

    • Chứa các chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc thiên nhiên (như Myristic acid, Potassium Cocoate, Potassium Cocoyl Glycinate,…)
    • Giàu các chất dưỡng ẩm như squalane, glycerin, dầu, vitamin E,…
    • Khi rửa xong bạn không thấy da bị khô căng, vẫn mềm ẩm.

    Một số SRM tôi đã dùng, có pH cao nhưng không gây khô da có thể kể đến như:

    Beauins Makeup Crush Bubble Cleanser – 739.000 . Nơi mua: skinstore.vn (đang có giảm giá chỉ còn 517.000, tặng kèm quà hấp dẫn)

    Beauins Crush Bubble Cleanser là một sản phẩm 2 trong 1, vừa tẩy trang vừa là sữa rửa mặt. Em này là dạng tạo bọt sẵn, chỉ việc bơm ra tay là dùng thôi. Khả năng tẩy trang vô đối, đỉnh hơn cả Shu Uemura luôn, waterproof, son lì gì trôi sạch sẽ. Độ pH tầm 8 -8.5 nhưng tôi dùng thì không thấy khô gì cả, tôi nghĩ là nhờ các chất dưỡng ẩm squalane, vitamin E, và các chất hoạt động bề mặt thiên nhiên làm từ dầu dừa.

    Sản phẩm thứ 2 là một em Nhật khá đình đám Perfect Wip, bạn này pH cũng tầm 8-9. Khả năng tạo bọt tuyệt vời, tôi hay dùng lưới để tạo, bọt lên bông mịn như kem. Hiệu quả làm sạch tốt, rửa xong da không ẩm nhưng cũng không bị khô căng. Trừ khi mùa đông thì có hơi khô một chút còn hè thì dùng vô tư.

    Nếu trót dùng SRM có pH cao và da bị khô căng kích rồi thì sao?

    Giải pháp tức thì là dùng ngay toner/ lotion có độ pH thấp để thúc đẩy quá trình cân bằng pH của da diễn ra nhanh hơn. Sau đó thì chăm chỉ dưỡng ẩm cho da với các serum giàu Hyaluronic acid, glycerin, B3, B5…Nhớ khóa ẩm với dầu hoặc kem dưỡng hoặc lười lắm thì 1 loại serum dày hơn hoặc elmusion có chứa các chất khóa ẩm – occlusive.

    Tóm lại, pH cao thấp, tốt xấu cũng chỉ là một nguyên tắc lý thuyết, điều quan trọng nhất vẫn là trải nghiệm thực tế trên da của bạn. Cứ bạn nào làm sạch tốt, rửa xong da không bị sạch kin kít, khô ráp, căng kích là được. À tuyệt đối không dùng hàng không rõ xuất xứ, rồi handmade không rõ thành phần, kể cả sữa rửa mặt hay bất cứ mặt hàng nào.

    Đánh giá bài viết

    Đánh giá trung bình

    0/5

    (0 nhận xét)

    5 sao
    0
    4 sao
    0
    3 sao
    0
    2 sao
    0
    1 sao
    0

    Vui lòng Đăng nhập hoặc đăng ký để gửi nhận xét về sản phẩm. Cũng xin lưu ý rằng việc gửi đánh giá chỉ được kích hoạt đối với người dùng đã mua sản phẩm này.

    Bình luận

    Please login or register to submit your questions.

    Sản phẩm liên quan

    0

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng