Giải oan cho các thành phần trong kem chống nắng
Mục lục
Thoạt đầu, một số những nỗi lo ngại về kem chống nắng có vẻ hợp lý, nhưng khi nghiên cứu các tài liệu, hóa ra một số công bố đã đi sai hướng hoặc không mang lại kết luận chính xác. Dưới đây là những thông tin bạn cần biết để có được lựa chọn an toàn nhất.
Tin đồn và sự thật
Những lợi ích của việc sử dụng kem chống nắng hàng ngày là hoàn toàn rõ ràng. Nghiên cứu cho thấy khi bạn bôi một kem chống nắng phổ rộng SPF 25+ đúng cách (Đúng liều lượng, thoa lại sau 2 giờ sau khi ra nắng) mỗi ngày, nguy cơ ung thư da hoặc gây biến dạng giảm đáng kể (chưa kể đến lão hóa sớm, bao gồm các nếp nhăn, đốm nâu và da nhão).
Một nghiên cứu ở Úc thực hiện trong năm 2013 cho thấy, khi một kem chống nắng có công thức tốt được dùng trên da đúng như chỉ dẫn, nó cung cấp 100% bảo vệ chống lại tất cả ba loại ung thư da. Hơn nữa, việc sử dụng kem chống nắng thường xuyên cũng bảo vệ một gen chống ung thư ở da được gọi là p53 khỏi bị hư hỏng. Kem chống nắng làm nhiều hơn là chỉ bảo vệ khỏi bị cháy nắng và lão hóa sớm (Nguồn: Pigment Cell và Melanoma Research, tháng 11 năm 2013, trang 835-844).
Không ngạc nhiên, nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ, một nghiên cứu ngẫu nhiên 10 năm trên 1600 người lớn củng cố thêm rằng sử dụng SPF 16 làm giảm nguy cơ ung thư da. Với thực tế đó, hãy tưởng tượng những lợi ích của việc sử dụng một SPF 20 hay 30? Mặc dù có những lợi ích lâu đời của việc sử dụng kem chống nắng hàng ngày, vẫn còn tranh cãi đang diễn ra liên quan đến an toàn của chúng. Nếu bạn đang cảm thấy sợ hãi và ngừng sử dụng kem chống nắng, hãy xem thử những điều bạn biết có đúng không? Nếu những tuyên bố vô căn về kem chống nắng gây ung thư là thực sự đúng, tỷ lệ ung thư sẽ gia tăng. Tuy nhiên, các dữ liệu y tế không hỗ trợ giả thuyết này, tỷ lệ mắc ung thư nhìn chung đã giảm ở Mỹ qua mỗi năm (theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Ung thư Mỹ năm 2012).
Các thành phần chống nắng sau đây là một trong những thành phần bị ‘kỳ thị’ nhiều nhất, hãy xem các nghiên cứu khoa học đã nói lên điều gì.
Vitamin A: Chất chống oxy hóa bị buộc tội oan
Retinyl palmitate là một dạng tự nhiên của vitamin A được lưu trữ trong da của bạn, cung cấp nhiều lợi ích từ việc trung hòa các gốc tự do và làm giảm nguy cơ bị cháy nắng. Retinyl palmitate được chấp thuận cho sử dụng trong kem chống nắng trên toàn cầu. Tuy nhiên, vitamin thiết yếu này lại được cho làm tăng nguy cơ ung thư da chỉ vì một nghiên cứu cũ chưa công bố cách đây 10 năm.
Các nhà khoan học thực hiện nghiên cứu đó đã không kiểm tra loại kem chống nắng có chứa retinyl palmitate (trong đó sử dụng một lượng rất nhỏ các chất chống oxy hóa), thay vào đó, họ áp dụng nồng độ cao (tức là lớn hơn nhiều so với những gì được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm) retinyl palmitate trực tiếp đến làn da của loài gặm nhấm! Đây không phải là lượng retinyl palmitate được sử dụng trong các công thức chăm sóc da và các nhà nghiên cứu sử dụng một giống loài gặm nhấm gần như chắc chắn nguy cơ mắc bệnh ung thư da (80% những con chuột đã được tiếp xúc với ánh sáng cực tím, cho dù không dùng retinyl palmitate, thì cũng sẽ phát triển ung thư da).
The Skin-Cancer Foundation’s Photobiology Committee, trong đánh giá gần đây của họ về chống nắng, tuyên bố “Không có bằng chứng khoa học rằng retinyl palmitate gây ung thư ở người …” và, “không có dữ liệu nào được công bố cho thấy rằng retinoids bôi làm tăng nguy cơ ung thư da . ”
Memorial Sloan-Kettering Cancer Center, trong năm 2011, công bố nghiên cứu của họ về Photodermatology, Photoimmunology & Photomedicine, đã ghi nhận “Các bằng chứng từ những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và những nghiên cứu trên động vật không phải là bằng chứng thuyết phục cho thấy rằng retinyl palmitate tăng nguy cơ ung thư da. ”
Kết luận: Theo ghi nhận của Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering, “hàng thập kỷ quan sát lâm sàng ủng hộ quan điểm rằng retinyl palmitate là chất an toàn để sử dụng trong các sản phẩm bôi ngoài da như kem chống nắng.”
Oxybenzone: Có thật sự đáng sợ?
Oxybenzone là hoạt chất chống nắng đã được sử dụng trong hơn 20 năm, và toàn thế giới công nhận nó là một chất chống nắng an toàn và hiệu quả. Có nghiên cứu cho rằng có một nồng độ thấp của Oxybenzone được hấp thụ bởi làn da, trong đó có một lượng nhỏ (một phần triệu mỗi gram, đó là cực nhỏ) có thể được phát hiện trong nước tiểu (trên một bản báo cáo CDC 2008).
Mặc dù nghe có vẻ đáng báo động, sự hiện diện của các chất như Oxybenzone trong nước tiểu không nói lên thực tế. Một nghiên cứu của Journal of Investigative Dermatology năm 2014 và một nghiên cứu năm 2008 trên tạp chí của Học viện Da liễu châu Âu chứng minh bằng cách bôi kem chống nắng toàn bộ cơ thể với nồng độ 10% của Oxybenzone trong suốt 4 ngày không có tác dụng tiêu cực, và không tích tụ trong cơ thể. Những bằng chứng khác để xác nhận sự an toàn của Oxybenzone bao gồm:
• The American Academy of Dermatology khẳng định, “Không thấy dữ liệu nào về việc Oxybenzone gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở người.”
• The Skin Cancer Foundation Photobiology Committee đồng ý, “Không có bằng chứng cho thấy Oxybenzone, vốn được FDA phê duyệt và đã được dùng 20 năm, có bất kỳ tác hại cho sức khỏe con người.”
• Các nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering 2011 tại Photodermatology, Photoimmunology & Photomedicine, kết luận “các bằng chứng sẵn có không cho thấy sự phá vỡ nội tiết tố sinh học ở người đói với các sản phẩm bôi ngoài da chứa Oxybenzone.”
• Các cơ quan khoa học của Liên minh châu Âu đã công bố một báo cáo năm 2008, rằng họ đã nhận thấy Oxybenzone trong kem chống nắng “không gây nguy hiểm cho sức khỏe của người tiêu dùng.”
Kết luận: Nhiều nghiên cứu điều tra toàn cầu tiếp tục khẳng định vị trí của Oxybenzone như một chất lâu đời và an toàn bảo vệ da khỏi tia UV.
Octinoxate: Hiểu lầm với người hùng
Còn được gọi là octyl methoxycinnamate hoặc ethylhexyl methoxycinnamate, octinoxate là kem chống nắng lâu đời nhất và phổ biến nhất hoạt động với một kỷ lục vững chắc về an toàn (hàng thập kỷ và hàng ngàn nghiên cứu xác nhận mức độ an toàn của octinoxate trong kem chống nắng là không thể chối cãi). Thật không may, tuyên bố vô căn cứ về các công thức chống nắng “gây ung thư” đã làm cho nhiều người sợ kem chống nắng chứa thành phần này. Điều cần làm rõ: không có nghiên cứu chứng minh octinoxate khi được sử dụng trong các sản phẩm chống nắng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư. Trong các nghiên cứu duy nhất được trích dẫn ghi “octinoxate = ung thư” , đã ghi chú là hoàn toàn không thể áp dụng kết luận này vào thành phần được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da.
Ví dụ, những nghiên cứu sử dụng octinoxate ở nồng độ cao (cao hơn nhiều so với bao giờ sẽ được sử dụng trong kem chống nắng) được áp dụng trực tiếp vào tế bào da, hoặc ăn ở nồng độ cao với động vật trong phòng thí nghiệm. Bài học ở đây là octinoxate là an toàn miễn là bạn không uống nó!
Kết luận: Không có nghiên cứu tồn tại nói về octinoxate có bất kỳ liên kết đến gây ung thư hoặc các bệnh khác khi được sử dụng trong các công thức kem chống nắng. Trong thực tế, mức độ sử dụng của EU cho octinoxate trong kem chống nắng là cao hơn so với những gì được cho phép tại Hoa Kỳ (7,5% ở Mỹ, so với 10% ở Châu Âu).
Công nghệ nano: Kích thước thực sự có vấn đề?
Công nghệ nano được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau như y học và sản xuất, và đề cập đến một loạt các kích cỡ hạt mà có kích thước giữa 1-100 nanomet.
Trong phạm vi rộng lớn của các ứng dụng và các chất sử dụng công nghệ nano, ý nghĩ của cái câu “tất cả các hạt nano là nguy hiểm” tương đương với “tất cả các vật có màu đỏ là nóng.” Kích thước và chất làm nên sự khác biệt! Vì vậy, khi đặt câu hỏi về việc liệu các thành phần hạt nano chống nắng [titanium dioxide và oxit kẽm] có thể xuyên qua da và đi vào máu, điều quan trọng là để đảm bảo chúng ta đang tìm kiếm các thông tin đúng.
• Titanium dioxide vàzince oxide có kích thước (khoảng 100 nanomet) và có lớp vỏ polymer để đảm bảo chúng vẫn còn trên bề mặt của da, nếu không chúng sẽ không làm tốt vai trò như các hoạt chất chống nắng!
• Các nhà khoa học của FDA, trong một nghiên cứu được công bố trên The Toxicologist Journal [The Society of Toxicologists] năm 2007, cho thấy ở làn da người, các hạt có kích thước nano “được tìm thấy chủ yếu ở lớp sừng và không xuyên qua da.”
• Các nhóm nghiên cứu Úc và Thụy Sĩ, năm 2011 đã thực hiện hai nghiên cứu riêng biệt được công bố trên Biomedical Optics Journal, đã kết luận không có kích cỡ nano titanium dioxide cũng không có kích cỡ nano zinc ocxide nào xuyên qua lớp bề mặt của da (lớp sừng).
• Cơ quan Bảo vệ Môi trường công bố một nghiên cứu năm 2010 đối với kích thước nano titanium dioxide trong công thức kem chống nắng, đã khẳng định không có vấn đề sức khỏe liên quan đến việc sử dụng chất này. Phát hiện của họ cũng xác nhận có kích cỡ nano titanium dioxide không xuyên ngoài lớp bề mặt của da người.
• Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering xem xét các hạt nano titanium dioxide và oxit kẽm trong Photodermatology, Photoimmunology & Photomedicine, nói, ” Lớp sừng là một rào cản có hiệu quả ngăn chặn sự xâm nhập của nano-ZnO [Zinc Oxide] và -TiO2 [titanium dioxide] vào lớp sâu của da. ”
Kết luận: Không có bằng chứng cho thấy kích thước nano titanium dioxide hoặc zinc oxide trong kem chống nắng gây bất kỳ nguy cơ sức khỏe (và chắc chắn là ít nguy cơ hơn hẳn so với việc bỏ qua, hoặc dùng quá ít kem chống nắng).
Điều đáng nói là việc thảo luận ở trên cũng cung cấp bằng chứng cho thấy nghiên cứu về an toàn và các ứng dụng của các thành phần mỹ phẩm và chăm sóc da không bao giờ dừng lại. Trên toàn cầu, nghiên cứu khoa học và y tế sâu rộng và liên tục đã cho thấy kem chống nắng của bạn vẫn an toàn để sử dụng, và không ánh nắng mặt trời mới chính là “độc tố” bạn nên quan tâm. Cùng với việc hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mặc quần áo chống nắng, mũ, kính mát, việc bôi kem chống nắng thường xuyên là rất quan trọng để làm giảm nguy cơ ung thư da và nhiều dấu hiệu lão hóa.
>>> Xem thêm: Giải Đáp Về Màng Lọc Chống Nắng
Nguồn: Biomedical Optics Express, 2011, pages 3278-3283; Biomedical Optics Express, 2011; page 3321;British Journal of Dermatology, 2009, pages 630–634; Cancer Journal for Clinicians, 2012, pages 10–29;Environmental Health Perspectives, page 116; Journal of the American Medical Association, 2011, pages 302-303; Journal of Dermatological Science, 2009, pages 10-18; Journal Of Investigative Dermatology2003, pages 1163–1167; Journal Of Investigative Dermatology 2004, pages 57–61; Mayo Clinic Proceedings, 2012, page 328; Photodermatology, Photoimmunology & Photomedicine, pages 58–67; The Toxicologist, 2007, page 289; U.S. Environmental Protection Agency, 2009.
Flour and flower
Xem thêm các bài tin tức liên quan
Please login or register to submit your questions.