• Emmié by HappySkin - Thương hiệu mỹ phẩm nồng độ cao và thiết bị làm đẹp hàng đầu Việt Nam
  •  
  • HappySkin Beauty Clinic - Hệ thống spa thẩm mỹ viện làm đẹp an toàn hàng đầu Việt Nam
  •  
  • SkinStore - Hệ thống bán lẻ trực tuyến mỹ phẩm chính hãng và uy tín nhất Việt Nam
  •  
  • Ceuticoz Việt Nam - Thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Ấn Độ

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng

Thương hiệu

Danh mục

Sản phẩm đã xem gần đây

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đã giảm giá lên tới 50%

0

Hướng dẫn đọc danh sách thành phần mỹ phẩm

24/03/2016 12:51:53 SA

892

Hướng dẫn đọc danh sách thành phần mỹ phẩm

Mục lục

    Chúng tôi ước gì mình có thể dạy tất cả mọi người làm thế nào để đọc và hiểu được những gì viết trên trong danh sách thành phần của các sản phẩm mỹ phẩm. Tại sao ư? Bởi vì trong đó có rất nhiều thông tin hữu ích về tính hiệu quả và chức năng của gần như bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào bạn đang cân nhắc sử dụng. Tuy nhiên, giải mã một danh sách thành phần mỹ phẩm không hề đơn giản, đặc biệt là khi bạn không có kiến thức cơ bản về khoa học mỹ phẩm hay điều chế mỹ phẩm.

    Đừng lo lắng – những thông tin mà Happy Skin tổng hợp sẽ giúp bạn giải mã được danh sách thành phần của các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm trang điểm, để bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn và chăm sóc làn da của mình tốt nhất có thể.

    Tại sao việc phân tích danh sách thành phần lại phức tạp

    Có đến hàng ngàn thành phần và một con số khác không tinh toán được những hỗn hợp có thể tạo ra từ những thành phần này, tất cả những điều đó tạo nên muôn vàn kết cấu khác nhau và có thể ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của một sản phẩm đối với làn da, hoặc thâm chí là liệu nó có phát huy tác dụng. Ví dụ như: Vitamin C kết hợp với Vitamin E và Ferulic Acid sẽ phát huy được khả năng chống oxy hóa cao và giúp ổn định Vitamin C.

    Vitamin C, E, Ferulic Acid là kết hợp chống oxy hóa lý tưởng

    Thêm vào sự phức tạp đó, là những tên/danh pháp hoá học của các thành phần, điều mà đối với nhiều người, rất dễ xác định nhầm (bởi vì một số thành phần có tên gọi từa tựa nhau), ví dụ như Sodium Lauryl Sulfate và Sodium Laureth Sulfate, hoặc hiểu nhầm chức năng của chúng trong một công thức, bạn có biết là cùng một chất, nếu đặt ở vị trí khác nhau trong danh sách thành phần (tức là hàm lượng khác nhau trong công thức) vì chúng sẽ có vai trò khác nhau (ví dụ Titanium Dioxide nếu nằm đầu danh sách hoặc là hoạt chất chính thì có vai trò chống nắng, còn nếu cuối danh sách thì chỉ có vai trò là chất tạo màu, nên chớ vội mừng nếu nhìn thấy Titanium Dioxide trong danh sách nhé ^^). Và, nói thật thì, ai lại muốn dành hằng giờ liền để phân loại những thứ này cơ chứ?

    Sodium Lauryl Sulfate và Sodium Laureth Sulfate thường dễ bị nhầm lẫn

    Chiết xuất thảo dược thiên nhiên cũng chẳng dễ dàng để giải mã hơn các thành phần khác là bao – trong thực tế, một số nguyên liệu tự nhiên có tên gọi cũng dài và khó phát âm tương tự vậy, như là Gaultheria procumbens (cây lộc đề) hay Simmondsia chinensis (cây jojoba). Một ví dụ quan trọng khác là một thành phần có tên gọi dễ gây lẫn lộn, đó là vitamin C. Vitamin C là một trong rất nhiều thành phần đem lại hiệu quả tuyệt vời cho làn da, nhưng nó lại bao gồm hàng tá dạng thức vitamin C khác nhau với những cái tên quá mang tính chất chuyên môn, mỗi loại đi kèm với một chức năng đặc trưng và lợi ích riêng trong một công thức pha chế.

    Tại sao bạn đừng nên lúc nào cũng tin vào những lời đồn ác ý/gây tranh cãi

    Ngoài sự khó khăn của việc giải nghĩa một nhãn dán ghi thành phần, còn có những câu chuyện kinh dị, được đăng trên phương tiện truyền thông và trên vô số các trang web, về việc một số thành phần nhất định độc hại, gây ung thư, hoặc một số khác gây đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng – với mục đích gần như luôn luôn buộc tội các thành phần tổng hợp, trong khi các thành phần tự nhiên lại được tô vẽ và tung hô là tốt hơn và an toàn hơn.

    Tuy nhiên, gần như không có ngoại lệ, những thông tin gây hoang mang được lan truyền về một số thành phần, như silicon, dầu khoáng và các chất khác, đã bị vạch trần kĩ lưỡng rằng chúng chỉ là tin vịt hoặc là sự hiểu nhầm của các kết quả nghiên cứu.

    Không phải lúc nào thành phần tự nhiên cũng an toàn và không gây kích ứng

    Các thông tin khoa học được chứng thực và khách quan có thể dễ dàng được tìm thấy, nhưng chúng ta cần phải nỗ lực để lọc chúng qua các cuộc nghiên cứu, và qua sự giải thích của các kết quả nghiên cứu, để có được sự thật. Tiếp cận được sự thât, và hiểu được nó khi bạn có được sự thật đó trong tay, không phải là kỹ năng mà một người tiêu dùng có thể tự đạt được, hay thậm chí là có thời gian để tìm hiểu nó, đặc biệt là khi mọi thứ đều dễ dàng hơn nếu cứ thế tin vào các tiêu đề trên báo! Nhiều người, thậm chí cả những người làm việc trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, cũng gặp trở ngại trong lĩnh vực này, và trở thành nạn nhân của những thông tin sai lệch và lừa đảo, như những người tiêu dùng mỗi ngày. Không quá ngạc nhiên khi toàn bộ vấn đề này có thể trở nên rối rắm một cách nhanh chóng!

    Lời khuyên để đọc hiểu một danh sách thành phần

    Không dễ để hiểu được một danh sách các thành phần. Nhằm hỗ trợ các bạn, tiếp theo đây là một số chỉ điểm sẽ giúp cho công việc đó trở nên dễ dàng hơn, kể cả khi bạn không biết chính xác từng nguyên liệu một có tác dụng gì.

    Nếu bạn muốn tìm hiểu về chức năng, công dụng của các thành phần mỹ phẩm cụ thể, bạn có thể tham khảo Từ điển về da của Happy Skin.

    Những thành phần thông dụng gây kích ứng cần phải tránh xa. Hãy làm quen với danh sách này. Mặc dù nó vẫn chưa hoàn toàn hoàn thiện, danh sách này vẫn bao gồm các thành phần gây kích ứng mà bạn sẽ thường gặp trong các sản phẩm mỹ phẩm.

    Ghi chú: Những thành phần gây dị ứng sẽ gây ra những mối bận tâm lớn nhất khi chúng nằm ở đầu danh sách. Tuy nhiên, không có quy tắc bất di bất dịch nào chỉ ra đến thành phần thứ bao nhiêu thì không còn gây nguy hiểm – tùy thuộc vào sản phẩm, nhưng thường sẽ là trong số 3-5 thành phần đứng đầu danh sách đối với các sản phẩm như nước rửa mặt hay dầu gội (những loại thường có khoảng 85% công thức là nước), so với khoảng 10 thành phần đầu tiên hoặc nhiều hơn đối với các loại sản phẩm khác như chất dưỡng ẩm hay serum.

    Hoạt chất (Active Ingredients) và thành phần không hoạt tính (Inactive Ingredients)

    Rất nhiều người khá mù mờ về thứ cấu thành nên một thành phần “hoạt tính” hay gọi là hoạt chất trong một sản phẩm mỹ phẩm. Một số người nghĩ rằng bất kỳ thành phần nào được biết đến với khả năng cải thiện làn da đều là một thành phần “hoạt tính”. Sự thật là điều này không đúng – có một số quy tắc nhất định về cách đánh giá một hoạt chất, như chúng tôi giải thích dưới đđy:

    Bạn biết những thành phần mà bạn thấy đứng đầu trên một số nhãn thành phần cùng với phần trăm đi kèm? Đó là những “hoạt chất”, những thành phần trong mỹ phẩm được xác định là gây tác dụng dược lý, được ghi nhận bởi các đánh giá khoa học và được Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) cho phép sử dụng dưới một bộ quy tắc nghiêm ngặt. Thêm vào đó, phần trăm thành phần và chức năng chính xác của từng hoạt chất cũng cần phải được cho phép bởi FDA. Những sản phẩm trong danh mục này thường được gọi là sản phẩm “bán lẻ tại quầy thuốc” hay “mỹ phẩm và cũng là thuốc”; sự phân loại của một danh sách thành phần có hoạt chất được gọi là nhãn dán “dữ liệu thuốc”.

    Hoạt chất bao gồm những hợp chất như chất chống nắng, làm sáng da, các thành phần trị mụn, như lưu huỳnh và benzyl peroxit. Việc liệt một thành phần vài loại hoạt tính phụ thuộc vào những lời quảng cáo cho lợi ích của sản phẩm và vào những điều FDA cho phép đối với việc sử dụng thành phần đó. Ví dụ, một dung dịch tẩy tế bào chết BHA (axit beta hydroxy) chứa axit salicylic, nhưng nếu sản phẩm không được dùng cho việc trị mụn, vậy thì không cần phải liệt kê axit salicylic là hoạt chất.

    Thành phần không hoạt tính là bất kỳ thành phần nào không được FDA cho là “hoạt tính”. Mặc dù những thành phần đó vẫn phải có một biên bản xác nhận mức độ an toàn, chúng không được quản lý/điều chỉnh giống như thành phần hoạt tính, và FDA cũng không yêu cầu những thành phần đó phải được chứng minh độ an toàn trước khi đưa vào sử dụng. Thay vào đó, yêu cầu chính của FDA là những thành phần “không hoạt tính” được liệt kê theo nồng độ giảm dần; theo đó, thành phần có nồng độ lớn nhất sẽ được liệt kê đầu tiên, sau đó tới nồng độ lớn thứ nhì, cứ thế cho đến hết số thành phần hiện diện với nồng độ ít nhất là 1% trong sản phẩm. Tuy nhiên, những thành phần hiện diện với nồng độ ít hơn 1% có thể được liệt kê theo bất kỳ thứ tự nào tiếp theo đó.

    Lưu ý: Nếu một sản phẩm thuốc OTC (thuốc không cần kê đơn) được sản xuất tại Mỹ, người ta được phép liệt kê các thành phần không hoạt tính theo thứ tự bảng chữ cái, không theo thứ tự nồng độ; tuy vậy, việc đó khiến cho việc nhận biết các thành phần không hoạt tính tốt hay xấu ra sao khó khăn hơn nhiều đối với người tiêu dùng.

    Đừng hiểu sai “không hoạt tính” có nghĩa là thành phần đó không tốt bằng hay không có hiệu quả. Có hàng loạt những thành phần chống lão hoá “siêu sao” không cần phải dán nhãn “dữ liệu thuốc”, nhưng vẫn có những nghiên cứu được kiểm tra kỹ lưỡng cho thấy chúng cực kỳ hiệu quả (và an toàn), ví dụ như cho việc giảm các nếp nhăn và các dấu hiệu tổn thương do ánh nắng mặt trời khác.

    Điều tương tự cũng đúng với khá nhiều thành phần bổ trợ trong các sản phẩm trị mụn và làm sáng da – chỉ bởi vì chúng không liệt kê các thành phần hoạt tính không có nghĩa là chúng không thể hoặc sẽ không có hiệu quả. Kết luận này chỉ dựa trên việc liệu sự kết hợp của các thành phần trong sản phẩm và những lời quảng cáo về công dụng đi kèm có nằm trong các điều luật về dữ liệu thuốc của FDA.

    Vẫn không thể giải nghĩa được một danh sách thành phần?

    Đây là một thực tế – phân tích công thức của một sản phẩm bằng nhãn dán thành phần của nó tốn rất nhiều thời gian, sự luyện tập, kiến thức và nguồn tài liệu. Vì vậy, để hiểu được kỹ càng danh sách thành phần không phải là một việc dễ dàng.

    Nếu bạn lo ngại về các thành phần không phù hợp với da, hãy chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng từ các nhà sản xuất uy tín, tránh các sản phẩm có thành phần gây kích ứng nếu da bạn nhạy cảm.

    Chúc các bạn luôn tìm được sản phẩm mà mình ưng ý!

    Đánh giá bài viết

    Đánh giá trung bình

    0/5

    (0 nhận xét)

    5 sao
    0
    4 sao
    0
    3 sao
    0
    2 sao
    0
    1 sao
    0

    Vui lòng Đăng nhập hoặc đăng ký để gửi nhận xét về sản phẩm. Cũng xin lưu ý rằng việc gửi đánh giá chỉ được kích hoạt đối với người dùng đã mua sản phẩm này.

    Bình luận

    Please login or register to submit your questions.

    Sản phẩm liên quan

    0

    Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng