• Emmié by HappySkin - Thương hiệu mỹ phẩm nồng độ cao và thiết bị làm đẹp hàng đầu Việt Nam
  •  
  • HappySkin Beauty Clinic - Hệ thống spa thẩm mỹ viện làm đẹp an toàn hàng đầu Việt Nam
  •  
  • SkinStore - Hệ thống bán lẻ trực tuyến mỹ phẩm chính hãng và uy tín nhất Việt Nam
  •  
  • Ceuticoz Việt Nam - Thương hiệu dược mỹ phẩm đến từ Ấn Độ

"Ưu đãi chào hè với kem chống nắng - Ưu đãi giảm giá lên tới 50%

0
0

Sự thật về những tuyên bố “Hypoallergenic” & “Non-Comedogenic” trên bao bì mỹ phẩm

04/11/2018 11:03:52 CH

695

Sự thật về những tuyên bố “Hypoallergenic” & “Non-Comedogenic” trên bao bì mỹ phẩm
Mục lục

Mục lục

    Bất kể bạn mua sản phẩm chăm sóc da hoặc trang điểm ở đâu, bạn sẽ tìm thấy ít nhất một sản phẩm, và có thể nhiều hơn, với những tuyên bố gây hiểu nhầm hoặc có đôi chút phóng đại. Nhiều thương hiệu mỹ phẩm đưa ra những tuyên bố để thu hút sự chú ý. Điều này khiến chúng ta tự hỏi: Liệu các tuyên bố trên có phải là sự thật? Làm thế nào để các thương hiệu này có được với nó?

    Sự thật là bên cạnh tất cả những tuyên bố đó, có rất nhiều thương hiệu cung cấp các sản phẩm với công thức tuyệt vời. Để tìm được sản phẩm lý tưởng, chúng ta cần nghiên cứu kỹ các thành phần để xem tác dụng của chúng và hiểu rõ vấn đề về da mà chúng ta đang gặp phải hoặc muốn được cải thiện. Vì sao? Vì các tuyên bố dưới đây có thể không mang lại những lợi ích như bạn mong đợi.

    Không gây dị ứng – Hypoallergenic

    “Không gây dị ứng” được in trên bao bì mỹ phẫm có ngụ ý rằng một sản phẩm ít có khả năng gây ra phản ứng với da và do đó, tốt hơn cho làn da nhạy cảm. Trên thực tế, không có phương pháp thử nghiệm, hạn chế thành phần, quy định, nguyên tắc, quy tắc hoặc thủ tục dưới bất kỳ hình thức nào được chấp nhận để xác định xem sản phẩm có đủ điều kiện không gây dị ứng hay không.

    Bên cạnh rất nhiều các thương hiệu uy tín với thành phần ít gây kích ứng, có hàng trăm sản phẩm có nhãn “không gây dị ứng” (hypoallergenic) hoặc “tốt cho làn da nhạy cảm” (good for sensitive skin) chứa các thành phần có khả năng gây ra phản ứng nhạy cảm.

    Ngay cả FDA Hoa Kỳ (Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm) cũng cho biết: Không có các tiêu chuẩn hoặc định nghĩa của Liên bang chi phối việc sử dụng thuật ngữ “không gây dị ứng” (hypoallergenic). Điều đó có nghĩa là khái niệm “không gây dị ứng” không có một chuẩn mực chung mà hoàn toàn phụ thuộc vào nhà sản xuất.

    Thay vì tập trung vào mua sắm các mỹ phẩm có nhãn “không gây dị ứng”, hãy đảm bảo bạn tránh các sản phẩm có chứa các thành phần nhạy cảm với da, chẳng hạn như hương liệu (tự nhiên hoặc tổng hợp), rượu biến tính (alcohol denate), sodium lauryl sulfate (SLS), tinh dầu như hoa hồng và hoa oải hương, bạc hà và cam quýt. Những thành phần này xuất hiện trong rất nhiều sản phẩm và tiềm ẩn khả năng gây kích ứng cho những làn da nhạy cảm.

    Không gây mụn trứng cá hoặc sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông (Non-Comedogenic)

    Bạn thực sự không thể tin tưởng bất kỳ loại mỹ phẩm nào tuyên bố là “không gây mụn trứng cá” bởi vì, giống như không gây dị ứng, không có tiêu chuẩn được phê duyệt hoặc quy định cho các điều khoản này.

    Không có hướng dẫn hoặc tiêu chuẩn rõ ràng, ngay cả những loại kem dưỡng ẩm dày nhất, có chứa cái loại dầu đặc, nặng có thể khẳng định rằng nó sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông! Theo nguyên tắc chung, sản phẩm càng dày, càng có nhiều khả năng bị tắc nghẽn lỗ chân lông.

    Thay vào đó, nếu bạn có làn da nhờn hoặc dễ bị tắc nghẽn, hãy tìm những sản phẩm có dạng lỏng, gel, hoặc kết cấu serum cực kỳ nhẹ, hoặc một loại kem dưỡng da mỏng, có gốc nước (water-based). Nói chung, các sản phẩm có kết cấu mỏng hơn ít có khả năng làm tắc nghẽn lỗ chân lông hoặc làm cho mụn trở nên xấu đi.

    Cosmeceutical

    Từ “cosmeceutical” (một sự kết hợp của “mỹ phẩm” và “dược phẩm”) được dùng để mô tả các sản phẩm mỹ phẩm mang lại một mức độ lợi ích đặc biệt so với mỹ phẩm thông thường.

    Sự thật? Không có quy định hoặc tiêu chuẩn đằng sau nó. Điều đó có nghĩa là bất kỳ thương hiệu nào (dù là từ phòng khám, medical spa, hay salon) đều có thể gắn nhãn sản phẩm của mình là cosmeceutical.

    Còn “điểm” khác nhau của các thành phần thì sao? Chắc chắn có những cấp độ khác nhau, nhưng việc sử dụng chúng không chỉ giới hạn ở những thương hiệu đắt tiền nhất hoặc các nhãn hiệu chỉ được bán bởi các chuyên gia thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu. Hầu hết các dòng mỹ phẩm đều có các thành phần rất giống nhau, và chúng được sử dụng trong toàn bộ ngành công nghiệp mỹ phẩm.

    Bác sĩ da liễu đã được chấp thuận hoặc được kiểm tra da liễu (Dermatologist-Approved or Dermatologist-Tested)

    Tuyên bố phổ biến này nghe có vẻ chính thức và chuyên nghiệp, nhưng đó là một tuyên bố khác không được hỗ trợ bởi bất kỳ tiêu chuẩn đã được thỏa thuận nào. Vì vậy, tiêu chuẩn để bác sỹ sử dụng để “phê duyệt” sản phẩm ở mỗi thương hiệu mỹ phẩm không giống nhau.

    Điều tương tự cũng áp dụng cho “kiểm tra da liễu”, chúng ta chỉ có thể tin tưởng tuyên bố này nếu cách thử nghiệm được thực hiện và kết quả được đề cập rõ trên bao bì sản phẩm.

    Công thức đặc biệt cho da trưởng thành (for mature skin)

    Các công ty mỹ phẩm luôn xác định “da trưởng thành” như xảy ra ở một số độ tuổi tùy ý, thường là trên 50 tuổi.

    Trong thực tế, tuổi tác không phải là loại da. Phụ nữ trên 50 tuổi có nhiều loại da khác nhau. Các vấn đề về da, như nếp nhăn, tông màu da không đồng đều và mất độ săn chắc là thường xuyên xuất hiện, nhưng điều đó cũng đúng đối với phụ nữ ở độ tuổi 30 và 40. Trong thực tế, phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể phải chiến đấu với làn da nhờn và mụn trứng cá.

    Không có tiêu chuẩn công thức đặc biệt nào làm cho sản phẩm có nhãn “cho da trưởng thành” tốt hơn hoặc “chống lão hóa” hiệu quả hơn so với các sản phẩm được tạo ra cho các loại da hoặc vấn đề về da khác. Hầu hết các sản phẩm được bán cho da trưởng thành thực chấp chỉ mang hàm lượng chất dưỡng ẩm cao hơn, có thể có hoặc không chứa thành phần bổ sung da và phục hồi da có dấu hiệu lão hóa.

    Kết luận

    Những gì bạn có thể làm là tuân theo một thói quen chăm sóc da nhất quán nhằm giải quyết các nhu cầu của loại da và mối quan tâm về da của bạn, bất kể tuổi tác! Các tuyên bố này trên bao bì mỹ phẩm đều chỉ mang tính tham khảo. Vẫn có những thương hiệu có yêu cầu nghiêm ngặt trong việc kiểm nghiệm để đem lại các sản phẩm an toàn cho da, song cũng có không ít các thương hiệu kém an toàn. Cách tốt nhất là đọc kỹ bảng thành phần, và tham khảo các review để tìm được sản phẩm phù hợp với làn da và vấn đề mà bạn đang quan tâm.

    Xem thêm

    Muốn da đẹp chắc chắn phải xài mỹ phẩm ECOCERT? Đúng hay sai?

    Đừng bỏ lơ những biểu tượng này trên bao bì mỹ phẩm

    Đánh giá bài viết

    Đánh giá trung bình

    0/5

    (0 nhận xét)

    5 sao
    0
    4 sao
    0
    3 sao
    0
    2 sao
    0
    1 sao
    0

    Vui lòng Đăng nhập hoặc đăng ký để gửi nhận xét về sản phẩm. Cũng xin lưu ý rằng việc gửi đánh giá chỉ được kích hoạt đối với người dùng đã mua sản phẩm này.

    Bình luận

    Please login or register to submit your questions.

    Sản phẩm liên quan